An Sĩ Toàn Thư – Bài 58 – Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 01 – Bài 04)
Khuyên người cầu con, Tổng cộng năm mục, đều là pháp.
Mọi người đều biết sinh con là do ta nhưng không hiểu quyết định được việc đó là do trời, mọi người biết trời quyết định việc có con cái nhưng không biết thực hiện việc đó là do ta. Sao nói quyết định là do trời? Trong đời có những người thê thiếp đầy nhà nhưng không có được một mụn con, ngược lại có người chỉ một người vợ nhưng con cái lại đầy nhà. Ở đâu ta cũng thấy được điều này, lại có những người tìm nhiều phương cách nhưng không có kết quả, nhưng có người chưa hết thang thuốc mà đã hiệu nghiệm. Thử nghiệm trăm phương nghìn kế nhưng không kết quả, nhưng vừa ăn nằm cùng nhau một lần mà đã hiệu nghiệm, đó là do trời quyết định, không phải do người quyết định. Sao gọi thực hiện việc đó là do ta? Một người không con nối dõi không phải nguyên nhân đời này tạo ra mà là kết quả ngày trước đưa lại. Há điều đó rõ ràng nằm ở trên trời còn ta lầm lũi một mình sao. Tất nhiên người làm ác thì chịu những điều không tốt còn người làm lành sẽ nhận được những việc như ý. Giống như việc trói hổ, ai trói thì người đó mở, cũng như trong đầm nước lạnh, nước tụ nhiều thì thành băng, băng tan lại thành nước. Đó là việc người làm, không phải do trời quyết định. Người cầu con khôn ngoan là người không cầu mà có được, có được con do cách riêng của mình, do thực hành từ bi, bình đẳng mà có con. Thấy những người đời trước làm như thế, sao không học học họ mà tu.
Cách Du (Ý hạnh lục).
Vùng Trấn giang, có ông Cách du, đã năm mươi tuổi nhưng chưa có con, khi ông đi xa, người vợ bèn bỏ tiền mua người hàng xóm về làm vợ lẻ cho ông. Lúc ông trở về, bà bèn mang rượu lên phòng, cho cô gái hầu hạ rồi nói với ông những ý nguyện của mình. Nghe chuyện, ông đỏ mặt, người vợ tưởng mình đang có mặt nên ông mới thế, bà đi ra rồi nhẹ tay khép cửa, nhưng ông cũng nhảy ra ngoài bằng cửa sổ, nói với vợ: Tâm của bà quá tốt, nhưng thuở bé, cô gái này vẫn được tôi bồng ẵm và mong muốn sau này lớn lên cô sẽ tìm cho cô gái một nơi tươm tất. Nay tôi đã già lại nhiều bệnh, không thể chịu sự nhục nhã. Nói xong bèn trả cô gái về. Năm sau người vợ sinh được đứa con trai, đặt tên Văm Hi Công, mười bảy tuổi mà đã đỗ đạt, làm quan đến chức Tể tướng.
Vì không con nên cưới thiếp, vì trả thiếp về nên được sinh con. Giả sử không trả thiếp về chưa chắc đã sinh con. Ngày nay những người không con bèn nghĩ ngay đến chuyện cưới thiếp, họ không biết rằng hành động đó là thêm dầu vào lửa, giảm bớt phước đức, giống như người khát mà uống nước muối, càng uống càng khát. Tiếc thay những người đời nay không nhận ra việc đó.
Trạng nguyên họ Mã (Trừu cát lục).
Đã đứng tuổi nhưng Mã Phong Ông không có con nối dõi, ông cưới được người thiếp xinh đẹp, nhưng mỗi lúc chãi tóc, thấy ông liền tránh mặt. Dò hỏi, cô đáp: Cha tôi mất khi đi nhậm chức, đến nay vẫn chưa đưa về được nên phải bán mình làm thiếp, tôi vẫn chưa ráo nước mắt, hứa sẽ để tóc, nên mỗi lần chãi tóc, thấy ai, tôi đều tránh mặt. Nghe thế ông động lòng thương xót, ngay trong ngày đó ông bèn trả cô gái về, không đòi tiền trước đó mà con cho thêm tiền đi đường. Hai mẹ con cô gái khóc lạy rồi về. Đêm đó ông nằm mộng thấy vị Thần nói: Trời ban cho ngươi một đứa con, niềm vui nhiều lắm lắm. Năm sau quả nhiên ông có được đứa con, bèn đặt tên Nhật Quyên (niềm vui không dứt), tức quan Trạng nguyên.
Cha của quan Trạng nguyên họ Phùng ở Nhạc châu, vì không con nên cưới thiếp, tìm được người con gái một vị quan bèn trả về, không lâu sau, người vợ có thai, những người trong xóm đều nằm mơ nghe tiếng trống chiêng rước Trạng nguyên. Câu chuyện giống như chuyện vừa kể.
Trạng nguyên họ Cao (cảm ứng thiên thược chú).
Vùng Dương châu có người họ Cao, khi chưa có con, ông đi buôn ở Kinh đô, khi ở trọ ông ngửi thấy mùi hương cây cánh kiến trắng, hôm sau thấy một mầm cây nhú ra chỗ bức vách, ông lại xem thì thấy một người con gái đang ngồi bên kia, hỏi chủ nhà mới hay đó là con của họ. Hỏi họ sao cô gái không nói năng gì, chủ nhà cho biết họ chọn chưa ra người rễ tương lai. Mấy hôm sau, ông vào giới thiệu một người trong xóm cho chủ nhà kén rễ nhưng chủ nhà ngại nhà mình nghèo, ông nói: Tôi cho ông mượn một ít của cải để đưa chọ họ, ngày đó nếu họ đến sẽ đưa, nói rồi ông tặng họ mười lạng vàng. Đêm đó ông nằm mơ thấy vị Thần nói: Vì ngươi không con, nay ta sẽ tặng một đứa, có thể đặt tên Thuyên. Năm sau quả ông có được người con, học hành đỗ đạt, làm quan đến chức Thượng thư.
Không nổi lòng tà đã là khó, kén rễ giúp người khác càng khó, giúp người hàng hoá để sinh nhai càng khó hơn. Hành động của người có lòng nhân nên phải như thế.
Trưởng giả họ Tiên (Ý hạnh lục).
Tiền của của phú gia họ Tiền ở Tì lăng chắc tiền của cả quận gộp lại cũng không bằng, suốt đời ông làm việc thiện nhưng khổ nổi không con. Trong làng có ông già, vì hoàn cảnh mà đến ông mượn tiền, ông không tính lãi, cứ theo nhu cầu người mượn mà đưa cho. Đến lúc xong trả, người kia mang cả vợ con đến cảm ơn, vợ ông thấy đứa con gái nhà kia có nhan sắc, giục ông cưới làm thiếp, vợ người mắc nợ mừng lắm, nhưng ông nói: Nhân lúc người ta túng quẫn là người không có lòng nhân, vốn là người siêng làm việc thiện mà lại yêu đương không đúng nơi chỗ, đó là người ngu. Nói rồi trả về, đêm đó vợ ông nằm mơ thấy vị thần nói: Chồng ngươi là người có đức nên ta sẽ ban cho vợ chồng ngươi một đứa con. Quả nhiên năm sau vợ chồng ông sinh được đứa con, đặt tên Thiên Tứ ( Trời ban), năm lên mười tám, đỗ hai kì thi Hương và thi Hội.
Kinh dạy: Người phụ nữ dâm dật, sau khi chết sẽ bị quả báo không con. Ta có thể lấy câu này đối chiếu để tỉnh ngộ.
Ông nhà giàu (Trừu cát lục).
Vùng Phúc kiến có ông nhà giàu nọ không con, có nhiều vợ lẻ xinh đẹp nhưng ông không nuôi họ. Lúc bấy giờ có ông quan đang trên đường đến trấn nhậm ở đó thì chết vợ, lương thực sắp hết, đứa con gái khóc nói: Xác mẹ sắp rữa rồi, hay cha bán con để lấy tiền chôn mẹ, thừa bao nhiêu sẽ mua thêm đồ dùng, khi cha làm quan xong rồi chuộc con lại cũng được. Người cha nói: Ta chỉ có mình con, sao nhẫn tâm làm việc này được. Đứa con thưa: Ngoài cách này không có đường nào khác. Người cha ứa nước mắt đem con đến bán cho người nhà giàu kia được ba trăm nghìn quan tiền. Mọi chuyện người nhà giàu không hề hay biết, thấy người thiếp mới mua buồn bã ít nói, hành động cũng không giống những người bình thường khác, tóc để dài nhưng không có vẻ đang nhớ thương bà con thân thích, hỏi cũng không đáp, đến hỏi người làm mai, lúc ấy mới hiểu rõ đầu đuôi, lúc đó ông gửi trả cô lại cho người cha, cha cô gái sợ không đủ trả lại khoản tiền đã nhận, ông thưa: Không cần phải trả. Rồi giúp hai trăm nghìn quan nữa làm lộ phí. Không lâu sau người vợ chính của ông sinh được hai người con, tuổi nhỏ mà đã đỗ đạt.
Đứa con gái bán đi của ông Mã là do bán thân để làm việc tang cho cha. Người thiếp do phú ông mua về là bán thân để làm việc tang cho mẹ. Nếu không gặp nhưng người nhân đức như thế thì không lấy gì để khuyên người phụ nữ làm việc hiếu đạo, nếu không sinh được những đứa con ngoan như thế, không biết lấy gì để khuyên những người tiết nghĩa.
Khuyên người cầu sống lâu, Tổng cộng ba mục, một pháp, một giới, một giới pháp.
Tinh dịch người nam, như cây có nhựa sống, như đèn có dầu. Bồi bổ thì nó thêm lên, tận dụng thì nó sẽ cạn kiệt. Kinh Giải thoát yếu môn viết: Nếu vài mươi năm mà lòng dục người tu tập không nổi lên thì lâu dần tinh tuỷ sẽ kết thành xá lợi. Sách Đạo giáo viết: Khi lòng dục không nổi lên thì tinh khí phát ở ba phần cơ thể, chảy tràn các mạch máu. Tô Đông Pha nói: Làm tổn thương sức khoẻ con người có nhiều thứ, nhưng người hiếu sắc chắc chắn sẽ không thọ.
Không như những người hụp lặn trong cuộc đời, đến cuối đời mà không nhận ra điểm cốt yếu của việc dâm dục. Mỗi khi lòng dâm dục nổi lên thì niệm dục bùng cháy, khi niệm dục bùng cháy thì tinh khí tiêu hao, khi tinh khí tiêu hao thì lửa dục càng dễ cháy, những hành động này bù đắp lẫn nhau thì cửa tử xuất hiện ngay. Cho dù thuốc thang tẩm bổ giống như đổ dầu vào lửa dâm, thiêu đốt ngũ tạng, thảm hoạ này thật ghê gớm, làm âm đức suy tổn, tuổi thọ bớt đi… Đó là những điều không thể kể hết, những người mong sống lâu đừng nên giẫm vào vết xe đổ đó nữa.
Huyện doãn họ Phạm (Trừu cát lục).
Đời nhà Đương có quan họ Phạm rất giỏi toán số, đoán đến mùa Thu năm sau, cả tuổi thọ và tước lộc đều mất. Lúc bấy giờ ông đang chuẩn bị đến Giang tây nhậm chức, đến hỏi người coi ngày, người coi ngày nói: Tháng bảy năm sau ông có hạn lớn, sao lại đi nhậm chức quan ở xa thế? Phạm thưa: Tôi cũng đã biết trước chuyện đó nhưng muốn kiếm chút tiền để gã con gái. Đến lúc nhậm chức ông mua được đứa hầu gái, hỏi ra mới biết cô họ Trương, cha đang làm quan giữ đê một vùng nọ, đó chính là bạn cũ của Phạm. Ông này nói: Con gái ta không lo không gã được, khi chọn được người rễ thì người đó phải cần nữ trang mới gã con. Đến lúc xong hạn quan ông trở lại kinh đô, gặp lại người thầy xem ngày, người này kinh ngạc khi thấy ông, hỏi ra, Phạm nói thật tất cả mọi chuyện. Ông thầy bói khen: Bây giờ tuổi thọ cũng như tước lộc của ông không kể hết, sau này ông nhậm chức quan mấy lần nữa mới mất.
Khi đang khoẻ mạnh, nghĩ đến lúc mình phải chết thì không việc thiện nào là không làm, không việc ác nào không tránh. Tiếc thay, ta không tính đến việc chết. Trong tám điều tâm niệm của một vị Bồ tát, có một điều nhớ nghĩ đó là nghĩ đến lúc sẽ chết, nghĩa lí thật cao sâu làm sao.
Họ Vương (Tận mắt Tư Nhân nhìn thấy).
Trường làng ở Côn sơn có người học trò họ Vương, thuở nhỏ anh này đã hẹn hò với một cô gái trong làng, thường xuyên qua lại với nhau. Cha cô gái là Dụng Hạ Sở, vì mất sớm nên không khuyên nhủ con được. Ngày kia Vương đau ở ngực vì mắc chứng thổ huyết, chạy chữa thuốc thang mãi không khỏi, vừa cưới được ba năm thì mất, vợ của ông cũng lây lất mấy năm rồi mất.
Ngày xưa những cô gái trong cung cấm thường lo chóng già. Thầy thuốc khuyên sắc độ mười thanh niên mà chữa thì có thể khỏi. Vua làm theo, độ tháng sau, cung nhân ai cũng béo hẳn ra, họ đến lạy tạ ơn vua, theo sau là những người thanh niên khô đét không ra dáng người đang cúi rạp. Vua hỏi đó là gì vậy? Tả hữu trả lời đó là bã thuốc. Bản thân họ Vương kia vừa là bã thuốc lại vừa muốn uống thuốc, phỏng có ích gì.
Hai ông Vương và Thẩm (Cảm ứng thiên tập giải).
Đầu năm Khai hi nhà Tống, có tiến sĩ Vương Hạnh Am ở Giản châu, từ nhỏ đã ít ham muốn. Em họ của ông, khoẻ mạnh, nhưng sống buông thả trong sắc dục. Mấy lần Vương khuyên bảo nhưng không nghe. Có lần Thẩm ở ngoài về thấy vợ đang ngoại tình, định vớ vật gì để đánh, nhưng nhấc tay không lên, kêu lên một tiếng rồi mất. Mùa Đông năm Đinh mão, ông đã ba mươi mốt tuổi, Vương tự nhiên ngã bệnh, bèn thiết đàn, thỉnh đạo sĩ đến viết sớ, quì rất lâu rồi đứng dậy nói: Tra tuổi thọ của ông thấy chỉ sống đến năm mươi, nhưng vì hai lần không tham luyến phụ nữ nên được kéo dài thêm hai mươi năm nữa. Quả nhiên sau đó Vương thọ tám mươi sáu tuổi.
Những nơi không được đường hoàng cố nhiên không nên tiếp xúc. Cho dù tình cảm như vợ chồng cũng nên tôn trọng nhau như khách. Đời nhà Đường, Tân Xương Tự, mỗi lần đến với vợ, ông vẫn giữ lễ. Trước hết ông bảo những người hầu ba bốn lần rồi sau mới đốt đèn trong phòng, cùng vợ trò chuyện thân mật, uống trà, ăn hoa quả rồi lui. Hoặc muốn ngủ lại, trước hết ông nói: Xương Tự tôn trọng việc nối dõi, muốn xem một quẻ thế nào. Chuyện này có vẻ hơi kì lạ, nhưng muốn sửa sai thì trước hết phải tìm nhiều phương pháp, nên ghi lại đây để tham khảo.
Khuyên người gặp nạn, Tổng cộng ba mục, hai pháp, một giới.
Trong khi đang lưu lạc tán loạn mà vẫn giữ được tiết hạnh cho người phụ nữ thì công lao lớn lắm, nhưng phá hoại trinh tiết của một người nữ thì tội không phải ít. Giữa được và mất cách nhau một trời một vực, nên thận trọng giữ gìn, không gì hơn nỗ lực làm việc thiện.
Uông Nhất Thanh (Tục bút thừa).
Cuối năm Gia tĩnh, Uông Nhất Thanh, người làng Chương, bị bắt khi chạy loạn, thấy giặc bắt một người phụ nữ đến, xem kĩ thì đó là vợ người bạn học cũ. Ông bèn nhận là em mình, hứa với cô sẽ chuộc về nên giặc giam chung hai người một nơi, hai người ở chung hơn tháng nhưng ông không khởi lên một chút tà tâm. Sau này khi được chuộc về, bạn ông lạy tạ ơn, Uông cũng đỗ đạt.
Muốn đạt lòng sáng, nên xem tấm gương ông Uông, từ xưa đến nay, mấy người học được.
Trương Văn Khởi (Bất khả bất khả lục).
Cuối đời nhà Minh, vùng Phúc kiến có ông Trương Văn Khởi cùng người họ Chu chạy trốn bọn giặc cỏ. Khi vào rừng thì đã có người con gái trốn ở đó. Thấy hai người, cô gái luống cuống định trốn chạy, thấy thế, Trương nói: Nếu chạy nữa thì cô có thể bị giặc bắt, chúng tôi là những người đàng hoàng, dứt khoát không đụng chạm đến cô. Đêm đến, Chu có ý không tốt với cô gái, nhưng nhờ Trương ngăn chận nên không việc gì xảy ra. Sáng hôm sau, Trương để Chu ở lại, dắt cô gái ra khỏi rừng, biết giặc đã rút hết, ông hỏi thăm nhà cô gái rồi đưa cô về. Sau này Trương làm rễ nhà họ Hoàng, được đối xử rất tử tế. Khi mọi việc đã yên ông mới phát hiện vợ ông bây giờ là cô gái ông đã gặp ngày trước, sau này vợ chồng ông sinh được hai người con, đều đỗ đạt cao.
Nghiệp báo của họ Chu, tất nhiên sau đó sẽ đến, rất tiếc không ai rõ.
Người lái đò ở Trì châu (người vùng Trì châu kể).
Năm Quí mão đời Khang hi, vùng Trì châu có lụt lớn, có người chèo đò cứu được một phụ nữ, định làm nhục, người phụ nữ nhảy xuống nước nhưng vớ được cành cây nên khỏi chết đuối. Năm sau cô lấy chồng ở một làng nọ. Sau đêm hợp cẩn, cô phát hiện cậu ruột người chồng chính là người đã từng làm nhục mình trước đây. Đau khổ quá, cô khóc lóc kể hết với nhà chồng rồi thắt cổ tự tử.
Sau này nhà cô gái kiện nhà kia lên quan, mọi người mới biết chuyện.
Khuyên thầy thuốc, Tổng cộng hai mục,đều là pháp.
Nguồn gốc sắc dục, người khác khó phá nhưng người thầy thuốc thì dễ phá. Vì sao? Khi bệnh hoạn thì lòng dục tự nhiên phai nhạt, ngày nay không thấy ai không bệnh, đó là điều thuận lợi thứ nhất. Ai cũng muốn giữ mạng sống của mình, không muốn chết, nên ai cũng giỏi điều tiết, đó là thuận lợi thứ hai. Thân thể con người, vốn là cái bọc da đựng đầy những vật ô uế, vì lớp da mỏng bao bọc nên che mắt tất cả những đấng nam nhi. Nay chúng ta đã biết rõ nguồn gốc căn bệnh, không khác gì thấy rõ gan ruột, đó là điều thuận lợi thứ ba. Hãy cố lên.
Nhiếp Tùng Chí (Văn xương bảo huấn).
Năm Gia hựu đời nhà Tống, Hoàng Tĩnh Quốc làm phán quan ở Nghi châu, bị bắt đến âm phủ, vua Diêm la nói: Ngươi làm quan ở Nghi châu có biết câu chuyện này hay không? Nói rồi lấy ra một cuốn sách trong đó có ghi chuyện người làm nghề y tên Nhiếp Tùng Chí, ngày tháng năm đó đang trị bệnh nhà họ Dương ở Hoa đình, đã từ chối người con gái họ lí, nên Thượng đế cho phép kéo dài mạng sống thêm ba mươi năm nữa, ba đời được đỗ đạt. Sau đó tất cả những chuyện đó đều ứng nghiệm.
Không dâm dục, quỉ thần cho là chuyện hay. Ngược lại thế nào chắc mọi người đều rõ.
Y sĩ họ Trần (Cảm ứng thiên quảng sớ).
Vùng Dư can có người họ Trần, sống nghèo khổ bằng nghề y. Những người trí thức cảm mộ ông. Có lần Trần đến xin ở lại nhà một người trí thức, nhằm lúc ông này đi vắng, người vợ ông kia muốn đi theo, Trần liền ngăn cản, người phụ nữ nói: Ta có ý với ông, Trần nói: Không thể được. Người phụ nữ cúi đầu hồi lâu, Trần nói tiếp: Không thể, không thể. Sau đó dường như không thể tự giữ được nữa, ông lấy giấy bút viết mấy chữ: Hai chữ không thể thật khó vậy. Sáng hôm sau ông từ biệt, sau đó khi con ông ứng thí, quan chấm thi định đánh rớt bài thi của người này, bỗng đâu trên không trung liên tiếp có tiếng kêu: Không thể. Nghe xong, quan vẫn quyết đánh rớt, lại nghe tiếng to hơn: Hai chữ không thể thật khó. Bất đắc dĩ quan phải ghi tên người kia vào. Sau này gặp Trần, quan chấm thi mới hiểu rõ đầu đuôi. Cơ hồ con ông không thể thi đỗ, đều nhờ lúc cha ông cơ hồ không thể tự giữ.
Khuyên người buôn bán, làm nông, làm công… Tổng cộng sáu mục, đều là giới, phụ lục phần hào bộc.
Những người buôn bán, nông dân, làm công, nên nghĩ thế này, chúng ta có người nhờ buôn bán, hoặc nhờ thủ công, trải qua ngày tháng, dãi nắng dầm mưa, chẳng qua để kiếm thêm tiền của. Người khác có vợ con, ta cũng có vợ con, mọi người có chị em gái, mình cũng có chị em gái. Nếu người khác nổi lòng xấu, ta liền giận tím mặt. Nếu ta có chút lòng tà, người kia cũng ôm hận điên tiết. Ngày nay đâu đâu cũng thấy chuyện gian dâm, bệnh hoạn chết chóc, quan quân phá hoại, thậm chí mua nam bán nữ, tan nhà mất của… Đều do một niệm sai lầm mà dẫn đến những tình cảnh như thế. Nếu chúng ta sớm tỉnh giác thì có thể cắt đứt những tâm tà này. Thấy người phụ nữ già tuổi, ta nên xem như mẹ mình. Thấy người phụ nữ lớn tuổi ta nên xem như chị mình. Nếu thấy người phụ nữ nhỏ tuổi hơn mình ta nên xem như em mình. Thấy những em bé ta nên coi như con mình. Không nên đề cập đến chuyện phòng the, không xem sách dâm thư. Nếu làm tất cả những việc đó thì có thể tích được âm đức, lúc nào cũng tìm phương cách thì phước thọ tự nhiên thêm lên, con cháu ngày càng đông đúc. Tất cả những việc dễ làm trên thế gian, còn gì dễ hơn chuyện đó.
Người buôn gỗ ( Giới dâm vựng thuyết).
Cuối năm Gia tĩnh, tiết phụ họ Trần ở Nghi hưng là người có nhan sắc, có nhà buôn gỗ thấy cô bèn dùng mọi cách để lôi kéo, biết không thể thuyết phục được, đêm đến hắn quăng gỗ vào nhà cô rồi tố cáo với quan là cô gái đã ăn trộm, sau đó hắn đút lót cho nha lại để lôi kéo những tên này. Oan ức quá, cô gái cầu đảo nơi Huyền đàn, một hôm cô nằm mộng thấy một vị thần cho hay đã lệnh cho con hổ đen rồi. Không lâu sau, người buôn gỗ vào rừng thì thấy một con hổ đen nhảy ra, bỏ qua những người khác để vồ người này.
Loại người ác độc này, bị hổ báo ăn thịt thì không có gì phải hối tiếc. Tiếc là những người lớn tuổi, có vai vế, ngồi giữa công đường, người thiếu phụ có nhan sắc, cách xa ngoài vạn dặm, khóc nhớ nơi chân trời, thân thể không giữ được. Những người nơi đất khách quê người nên nhớ khắc cốt ghi tâm.
Vương Cần Chính (Cảm ứng thiên đồ thuyết).
Vương Cần Chính, quê Từ dương, tư thông với một phụ nữ, hẹn nhau bỏ trốn, không may bị người chồng cô gái đuổi kịp. Không lâu sau, người chồng bị người vợ giam giữ mà chết, Vương sợ quá, bèn trốn đến huyện Giang sơn, cho rằng như thế là thoát. Một hôm đang đói, hắn lần đến quán cơm, người bán cơm mang đến hai phần ăn. Thấy thế Vương hỏi tại sao, người bán cơm nói: Vừa thấy một người tóc trắng đi cùng ông, thế chẳng phải hai người là gì? Vương biết đó là oan hồn bèn quay về quê tự thú rồi chịu tội.
Oan hồn theo sau, ta không thể tự chủ được. Người kia tự thú là do quỉ xui khiến vậy.
Hai người thôn Ma (Bất khả bất khả lục).
Hai người Giáp, Ảt ở thôn Ma, quyến luyến với nhau, ít đi đâu xa. Giáp yêu một cô gái, vợ ông giận lắm. Ảt lại bảo vợ mình xúi dục rồi tư thông với vợ Giáp. Lâu dần vợ Ảt cũng ôm hận. Hôm nọ, lúc Giáp đang ở nhà cô gái kia, vì khát nước nên tìm về nhà, vừa đến cửa bỗng nghe Ảt đang trò chuyện với vợ mình. Điên tiết, hắn quay lại nhà cô gái xách con dao rồi đi. Tìm đường đến nhà Ảt, muốn làm nhục vợ Ảt để báo thù, lúc này vợ Ảt đang hận chồng không về nên thuận theo ý Giáp. Lúc này Ảt đang ở nhà Giáp chờ Giáp trở về để giết nên cầm dao đứng chờ ở cửa, nghe trong nhà có tiếng người bèn gõ cửa, Giáp cầm dao nhảy ra, Ảt cũng cầm dao xông vào. Hai người la hét trong đêm tối, nghe thế những người trong xóm cầm đuốc đến khuyên. Thấy gian phu là Giáp, kinh ngạc, hỏi Giáp: Mày lấy dao ở đâu? Giáp trả lời: Tao muốn lấy đầu thằng dâm phu nên làm nhục vợ mày, đang chờ lấy mạng mày đây. Ảt nói: Tao đâu có gian dâm với vợ mày. Ảt liền chỉ cây dao nói: Đây không phải là con dao gãy cán trong bếp nhà tao sao? Ảt không trả lời được. Thấy thế mọi người đều nói: Đó là do trời trả báo vậy, nói rồi kéo nhau ra về.
Làm nhục vợ người, vợ mình bị người khác làm nhục, hai việc này đâu có khác chương Khánh phong trong kinh Dịch.
Phiệt A Kỉ (Thấy trong giấy hỏi cung người này).
Năm Kỉ dâu đời Khang hi, Phiệt A Kỉ, người Côn sơn, gian dâm với người con gái đã có chồng họ Khưu, lúc sắp đi, ngày kia nói: Tôi định giết chồng cô, cô thấy thế nào? Người đàn bà ra giận dữ: Nên dừng lại ngay. Đêm đó hắn vẫn cầm dao ra đi nhưng người đàn bà không biết, nhân lúc đêm tối hắn vung dao, gặp Khưu đang đi vào nhà tối nên giết nhầm đứa con gái của họ. Sau đó Khưu đến báo quan, hắn bị chém ở chợ.
Gian dâm với vợ người, rồi ghét chồng họ, chị một niệm đó thôi thì lưới trời đã khó thoát.
Người làm công ở Nam kinh (Thuở bé tôi đã nghe chuyện này).
Mùa Đông năm Tân hợi đời Khang hi, vùng Nam kinh có người làm công đến ở Côn sơn rồi tư thông với vợ người bán bún, bị người chồng phát giác nên cô gái phải trốn đến một làng kia. Không lâu sau, người làm công cũng tìm đến, một hôm người chồng từ bên ngoài trở về, nghe được hai người đang trò chuyện, lén mở cửa vào, cầm con dao chém người kia trong đêm, trúng ngay đầu, rồi trói vào giường. Hôm sau có người đến báo trong đám lau có người chết, máu me đầy người mà lại được quấn trong cái chăn ướt, đã kết thành băng cưng như sơn. Đến xem kĩ thì đó là người làm công, nhưng nằm xa làng mấy dặm, cách một con sông, như dáng đang ôm chăn để qua sông, nước sông thấm vào não, đông cứng lại nên chết.
Bị dao chém, đã quá đau; Vượt sông lạnh, thật quá rét; Xác trương sình, thật hổ thẹn; Xa vợ con, thật thê thảm. Tất cả đều do lòng dâm mà có. Vì thế kinh Lăng nghiêm nói: Khi thấy sắc dục, Bồ tát tránh như tránh hầm lửa.
Trương Phủ (Mọi người đều nhìn thấy).
Trương Phủ, người Thái thương, thường hay cưỡng bức con gái. Những người con gái nhà lành cũng không khỏi bị hắn làm nhục. Sau này khi hắn đến một nhà làm quan giàu có thì càng ngang tàng. Mùa Thu năm Nhâm tuất đời Khang hi, hắn bị những người làm hại tố cáo rồi bị bắt đến quan quân, đương sự khai hết sự thật, những người bị cưỡng bức hãm hiếp cũng đến đông đủ, rồi bắt người kia ra trói chỗ đông người, hạn đến lúc chết mới thả.
Sau khi tôi tận mắt thấy ông này, gặp lúc người địa phương đưa cuốn sách này đến nên lược bỏ bớt.