An Sĩ Toàn Thư – Bài 65- Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 03 – Bài 03)
Thân Trung Ấm là Giống Hay Khác (7 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Thân trung ấm trong kinh nói là cái gì?
Đáp: Chính là thần thức con người sau khi chết, như “Đại Bát Niết Bàn Kinh” nói. Trong kinh đại ý nói: “Khi sắp mạng chung, thân thuộc vây quanh khóc lóc, người ấy kinh hoảng sợ hãi, không có cách gì khống chế được mình. Các nghiệp thiện ác một đời tạo tác, đều hiện ra trước mắt. Sau khi khí nóng trên thân thoát ra ngoài hết, năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ diệt, sanh khởi thân trung ấm. Sau khi nhập thai, thân trung ấm tiêu mất, năm ấm sắc, thọ, tưởng, hành, thức vị lai sanh. Thí nhưđèn sáng bóng tối mất, đèn mất lại tối, tương tục không ngừng.
Câu hỏi 2: Có người nói trong thân người có 3 hồn 7 vía, một hồn đầu thai, một hồn giữ thi thể, một hồn chịu tội, phải như vậy không?
Đáp: Mấy cách nói này đều là của Đạo sĩ lập ra, (xem “Văn Hiến Thống Khảo”). Nếuđúng như vậy, một lầnđổi kiếp để lại hai hồn, đổi kiếp mười lần để lại 20 hồn, đổi kiếp một ngàn lần để lại 2000 hồn. Một người để lại 2000 hồn, hai ngàn người để lại 4.000.000 hồn. Thời gian dài mãi, khắp nơi toàn là hồn ma, xin hỏi những hồn cũ này sau này đặtởđâu? Một kẻ phàm phu, làm sao có thể có trăm ngàn hoá thân? Lại xin hỏi hồn nào được may mắnđầu thai, hồn nào lại bất hạnh chịu tội?
Câu hỏi 3: Khi chánh nhân quân tử mạng chung, trong lòng tự làm chủ được. Vì sao khi đến thân trung ấm, lại thấy người là trâu, dê, gà, vịt?
Đáp: Người ta đến lúc này, đã không làm chủ được. Giống nhưđiên đảo thác loạn phát sanh trong mộng, thánh nhân cũng có. Khổng Tử chẳng lẽ không biết Chu Công đã chết mấy trăm năm, có thể khi ông ta thấy Chu Công trong mộng, e chưa chắc coi ông ta là người chết. Ngoài ra Khổng tử chẳng lẽ không biết người sống không nên nhận lễ tế, vì sao ông ta vẫn mộng thấy mình ngồi giữa hai cột trụ trước thính đường nhận lễ tế? Thanh-văn sau khi đầu thai không nhớ quá khứ, sơ vị Bồ-tát sau khi đổi kiếp cũng có mê hoặc, càng huống hồ là phàm phu?
Câu hỏi 4: Khi người sắp mạng chung, khởi một niệm dục, chắc chắn đoạ vào ác đạo. Nhưng trong “Luân Hồi Quan” của quyển 2 sách này, thân trung ấm của châu Tây Ngưu Hoá ôm thiên nữ, vì sao lại được sanh thiên?
Đáp: Một niệm khi lâm chung, cố nhiên là rất quan trọng, nhưng phước báo sanh thiên là do tích luỹ việc lành ngày thường mà được. Thí như cây nghiêng về hướng đông, khi chặt sẽđổ về hướng đông. Nghiêng về hướng tây, sẽđổ về tây.
Câu hỏi 5: Trong kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật”, vãng sanh cửu phẩm, lâm chung đều thấy hoa sen. Và châu Bắc Cu Lô trung phẩm sinh thiên, cũng thấy hoa sen. Hai nơi có gì khác biệt?
Đáp: Trong kinh “Quán Vô Lượng Thọ Phật”, vãng sanh mỗi phẩm đều có hoá Phật đến tiếp dẫn. Châu Bắc Cu Lô sanh thiên, không có hoá Phật nghinh tiếp.
Câu hỏi 6: Những người sắp đầu thai làm chó và heo, luôn thấyđủ các loại mỹ nữ. Và khi châu Tây Ngưu Hoá sanh thiên, cũng thấy mỹ nữ. Hai nơi có gì khác biệt?
Đáp: Một thuộc tình dục, một thuộc niệm thiện. Niệm thiện làm cho người ta nhẹ nhàng thanh thoát, nhờđó được đi lên. Tình dục làm cho người ta nặng nề hỗn loạn, do đó bịđi xuống. Như kinh “Lăng Nghiêm” nói: “Thuần niệm thiện sẽđi lên, tất nhiên sanh lên cõi trời. Nếu tu phước tu tuệ, lại có chí cầu sanh Tịnh độ, tự nhiên nghiệp chướng tiêu trừ, đốn ngộ nhanh, vãng sanh nước Phật. Tình dục ít mà niệm thiện nhiều, thành tựu là phi tiên, quỷ vương hoặc phi hành dạ xoa. Tình dục và niệm thiện ngang nhau, thì không lên không xuống, sanh làm người, trong đó niệm thiện nhiều thì thông minh, tình dục nặng thì ngu độn. Tình dục nhiều mà niệm thiện ít, sanh vào đường súc sanh, trong đó niệm dục nặng làm thú, niệm dục nhẹ làm cầm (loài có cánh). Bảy phần tình dục, ba phần niệm thiện, đoạ vào địa ngục, trong đó niệm dục hơi nhẹ sanh vào hữu gián địa ngục, niệm dục nặng sanh vào vô gián địa ngục. Thuần tình dục, sẽđoạ vào A-tỳđịa ngục.
Câu hỏi 7: Người đoạ vào địa ngục A-tỳ, khi mới vào, coi 8 vạn 4 ngàn rừng kiếm là cây báu, coi lửa là hoa sen, coi các loại trùng miệng sắt là thiên nga. Và người sanh lên cõi trời, cũng thấyđủ cảnh giới này, có gì khác biệt?
Đáp: Người đoạ địa ngục, khi mạng chung do bị khổ não bức bách mà sanh vọng tưởng, do vọng tưởng sanh ra ảo giác. Còn người sanh lên cõi trời, khắp thân cảm thấy nhẹ nhàng thanh thoát, nóng thì có gió mát thổi, lạnh thì có hơiấm xông, đâu thể nhất loạt như nhau.
Tánh Học Xiển Vi (7 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Trong “Luận Ngữ”, Tử Lộ từng hỏi cách nhìn của Khổng Tử về sống chết, Khổng tử cự tuyệt trả lời. Anh lại cứ tranh biện mãi, chẳng lẽ không phải quá ư kỳ cục sao?
Đáp: Khổng Tử trả lời: “Sống còn chưa biết, làm sao biết chết?” Đây là Khổng Phu tử uyển chuyển khải phát, chớ không phải hoàn toàn cự tuyệt. Khổng Tử nói: “Chết sống cũng lớn vậy!” (xem “Trang tử”) chẳng lẽ cũng là kỳ quái sao?
Câu hỏi 2: Tâm tánh mà Phật giáo nói, là cho rằng vô thiện vô bất thiện phải không?
Đáp: Nếu là vô thiện vô bất thiện, liền trở thành ngoan không và đoạn diệt. Người đời không chấp có thì cũng chấp không. Không chấp cũng có cũng không, thì lại chấp chẳng có chẳng không. Cho nên trong “Quán Phật Tam Muội Kinh” dụ họ là những người mù rờ voi. Người đời luận bàn tâm tánh, cũng giống người mù rờ voi vậy.
Câu hỏi 3: Vạn vật có sanh, tất nhiên có diệt. Có khởi thuỷ, ắt có chung kết. Tâm tánh cũng có sanh diệt phải không?
Đáp: Cái gì có hình tướng ắt có sanh diệt. Tâm tánh không có hình tướng, làm sao có sanh diệt?
Câu hỏi 4: Vậy thì tâm tánh như hư không chăng?
Đáp: Không phải. Không như hư không, gọi là ngoan không. Không của tánh không, siêu vượt có không, gọi là chân không.
Câu hỏi 5: Tai và mắt thuộc hình hài, cái thấy cái nghe thuộc thần thức. Thần thức nếu không diệt, tánh thấy nghe đáng lẽ trẻ già như nhau. Nhưng khi tuổi già, thị lực kém dần, thính lực yếu dần. Thì tánh thấy nghe cũng có già và chết, từđó có thể biết thần thức cũng có sanh diệt.
Đáp: Năng lực thấy nghe của mắt và tai suy thoái, là do sự già yếu của hình hài mà ra, không liên quan gì đến tánh thấy nghe. Mắt thấy sự vật, không phải là chính nó có khả năng thấy, mà là dựa vào tánh thấy mới thấy được. Tai cũng vậy, phải dựa vào tánh nghe mới nghe được. Nếu nói mắt chính nó có thể thấy được sự vật, vậy sao người chết mở mắt mà không thấy? Và sao khi nằm mộng nhắm mắt mà vẫn thấy? Tai cũng như vậy. Do đó có thể biết, thần thức không có sanh diệt đến đi.
Câu hỏi 6: Tâm tánh không có sanh diệt, đã lược biếtđại khái. Tâm tánh không có đếnđi, thì còn chưa rõ lắm.
Đáp: Cái có đến có đi, có sanh có diệt là tâm vọng tưởng, mà không phải là tâm chân thật. Chân tánh rộng lớn không bờ, rộng khắp hư không. Đại thiên thế giới ở trong tâm tánh của ta, chẳng qua như cái bọt nước trong biển lớn mà thôi.
Câu hỏi 7: Quả báo rơi vào trong ba đường dữ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, và đầu thai làm người, có người trên sự tướng cho rằng là do Diêm vương phán định, có người từ trên tâm tánh cho rằng là do nghiệp duyên của mình chiêu cảm, cuối cùng thì ai đúng ai sai?
Đáp: Nếu không cố chấp một chiều, hai cách nói đều đúng. Nếuđây kia cố chấp không thể dung thông, thì hai cách nói đều sai. Thí nhưđứa trẻ từ hai vợ chồng sanh ra, nếu hai người vô ý bài bác đối phương, bất kể ai nói đứa trẻ này do chính mình sinh, đều không vấn đề gì. Nhưng nếu cả hai vợ chồng cãi nhau đến nỗiđỏ mặt tía tai, đều cho rằng đứa trẻ này là tôi sinh, không phải anh hay chị sinh, thì sai.
Nguyên Do Của Ác Đạo (10 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Uyên Ương, chim Cút, Bồ Câu do đời trước tạo nghiệp dâm, nên đời nay mới sanh làm loài chim dâm dục. Nhưng chim Nhạn mất bạn tình, đến chết cũng không tìm bạn tình khác, có thể biếtđời trước chắc chắn không phạm nghiệp dâm, vì sao cũng đoạ làm chim?
Đáp: Dâm là một trong mười nghiệp ác. Tạo mười nghiệp ác đều phải đoạ vào đường súc sanh, Uyên Ương, chim Cút, Bồ Câu do nghiệp dâm mà đoạ làm thân chim, cô nhạn là do những nghiệp ác khác đoạ làm thân chim. Như “Câu Xá Luận” nói: “Tạo mười nghiệp ác, sẽ phải đoạ vào súc sanh đạo, tình hình mỗi có khác nhau. Trong đó người tâm dâm dục nặng, đầu thai làm chim bồ câu, chim sẻ, uyên ương. Người tâm sân nặng, đầu thai làm rắn, rít, bò cạp. Người tâm si nặng, đầu thai làm heo, dê, nghêu sò. Người tâm kiêu mạn tự phụ nặng, đầu thai làm cọp, sói, sư tử. Người tâm hiếuđộng nặng, đầu thai làm vượn, khỉ. Người tâm keo tham đố kị nặng, đầu thai làm chó đói.
Câu hỏi 2: Nếu tạo tội, phải đầu thai làm súc sanh, vậy khi đầu thai, có biết là súc sanh không?
Đáp: Đến lúc này, chính mình không cách gì làm chủ được.
Câu hỏi 3: Vì sao sau khi chết không làm chủ được?
Đáp: Hiện tại đã làm chủ được chưa? Cùng là một người đẹp, kẻ háo sắc thấy yêu tận xương cốt. Người nữđố kị thấy, hận tận xương cốt. Khi sống mà còn như vậy, huống hồ là sau khi chết.
Câu hỏi 4: Quá khứ từng có một vịĐao Lợi Thiên Vương, tự biết thọ mạng đã hết, sắp đầu thai làm lừa. Chí tâm quy y Tam Bảo, sau khi đầu thai lập tức sẩy thai, làm Thiên đế trở lại (xem “Pháp Cú Thí Dụ Kinh”). Điều này giải thích thế nào?
Đáp: Đây là nhờ phước đức trong đời quá khứ của ông ấy sâu dày, do đó mới được vãn hồi. Nếu không, rõ ràng heo mẹ trước mắt, lại nhìn thành mỹ nữ; mùi phân tiểu, cảm thấy như hương chiên-đàn.
Câu hỏi 5: Người đời nhiều như vậy, việc đời phức tạp như vậy, nếu ghi chép tỉ mỉ, chất mực thành núi cũng không đủ dùng. Diêm vương tội gì phải mất công, ghi chép những việc đâu đâu như vậy?
Đáp: Tất cả đều do tâm tạo, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Nội viện thiên đường cảnh đẹp rất nhiều, nhưng đều không phải nhân tạo, đầu thai vềđó liền tự nhiên hưởng thọ khoái lạc. Âm tào địa phủ hình cụ vô số, cũng đều không phải nhân tạo, đầu thai vềđó liền tự nhiên chịu khổ.
Câu hỏi 6: Khi sống cảm nhậnđau đớn, là do có hình thể này. Sau khi chết không có hình thể, làm sao cảm nhận được đau đớn?
Đáp: Cái cảm nhậnđau đớn là thần thức của mình, mà không phải là hình thể. Nếuđau đớnđến từ hình thể, vậy thì người chết cũng cảm nhận được đau đớn sao?
Câu hỏi 7: Người tạo ác nghiệp, đương nhiên phải chịu trừng trị nghiêm khắc. Nhưng những ngục tốt, quỷ vương trong địa ngục ấy, hành vi của họ càng hung ác hơn, phải có những địa ngục như thế nào để trừng phạt họ?
Đáp: Nếu từ trên sự tướng mà nói, thí như ngục tốt phụng mệnh dùng gậy đánh người tội, chắc chắn không vì dùng gậy mà bị xử phạt. Nếu từ trên nhân quả nội tại mà nói, thì ngưu đầu mã diện… đều là tự tâm người tạo nghiệp hiện ra.
Câu hỏi 8: Đã có địa ngục, thì phải cho người đờiđích thân nhìn thấy, để họ tin mà không dám tạo tội nữa.
Đáp: Cái tương lai có thể đích thân nhìn thấyđâu đâu cũng có, điều đáng tiếc là những người đã đích thân nhìn thấy một đi không trở lại.
Câu hỏi 9: Như Lai dùng ngón chân ấn xuống mặt đất, đại thiên thế giới đều biến thành sắc vàng, (xem “Duy Ma Cật Kinh”). Đã có thần thông như thế, sao không làm cho địa ngục mười phương tiêu mất, để những chúng sanh chịu khổ trong địa ngục đều sanh về nước Phật?
Đáp: Đại y vương có khả năng trị lành mọi trọng bệnh, nhưng lại không thể cứu những người không chịu uống thuốc. Ác báo của chính người tạo nghiệp, Bồ-tát không cách gì làm cho chúng trừ sạch. Giống như cái đói của người nghèo, người giàu không thể ăn giúp.
Câu hỏi 9: Định nghiệp của chúng sanh khó mà tránh khỏi, Phật pháp cũng không cách gì làm nó thay đổi, nhưng trong kinh Phật thường nói cứuđộ chúng sanh vô lượng, là thế nào?
Đáp: Tất cả khổ não của thế gian, đều do nghiệp ác đưa đến. Khuyên người không tạo nghiệp ác, thì là đã đoạn trừ được căn nguyên của khổ não, không phải cứu độ thì là gì?
Đầu Nguồn Giá Thú (8 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Dâm dục đã là đứng đầu vạn ác, vậy thì thánh vương cổđại khi trị lý quốc gia, cần phải cấm chỉ. Nhưng Phục Hy lại lập ra người mai mối, cho trai gái kết hôn, là vì sao?
Đáp: Đây chính là để tránh phát sanh dâm loạn trong thế gian. Nếu không lập ra chếđộ lễ nghi hôn nhân, không những trai gái tuỳ tiện tự do như cầm thú, mà còn con cái sanh ra bị bỏ rơi không ai nuôi dưỡng. Do đó dùng phương pháp thích nghi này, xác lập làm chếđộ hôn nhân, con trai ai cũng có vợ, con gái ai cũng có chồng, cha mẹ nuôi dưỡng con cái của mình, thành lập gia đình, khiến toàn xã hội an định trật tự lớp lang.
Câu hỏi 2: Nhờ người mai mối để tiến hành việc kết hợp của nam nữ, là vì sao?
Đáp: Để tránh những người lanh lẹ lấyđẹp bỏ xấu, đưa đến tranh chấp.
Câu hỏi 3: Trong lễ nghi hôn nhân, phải có những lễ tiết vấn danh, nạp cát, thỉnh kỳ, là vì sao?
Đáp: Để tránh trai gái đời sau tuỳ ý kết hợp, cho nên hôn nhân phải có một quá trình khúc chiết.
Câu hỏi 4: Nguyên nhân có chếđộ hôn nhân tôi đã biết. Vậy sự kết hợp giữa trai gái, bắtđầu từ khi nào?
Đáp: Theo “Khởi Thế Nhân Bổn Kinh” ghi, lúc kiếp sơ đại địa hình thành trở lại, chúng sanh trên thế gian là từ trời Quang Âm đầu thai xuống, hoá sanh tự nhiên, không phải trải qua thai mẹ. Vật thực ăn uống tự nhiên – vị đất, thời gian lâu xa, tướng mạo bắt đầu xấu, có gân mạch xương cốt, hình thành biệt tính nam nữ khác nhau, theo sau liền có tình dục. Đó chính là khởi thuỷ của kết hợp giữa trai gái.
Câu hỏi 5: Nho gia nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”. Mà Phật lại yêu cầu đệ tử từ biệt cha mẹ xuất gia tu hành, cực lực kể rõ sự sự nguy hại của tại gia. Chủ trương của Nho giáo và Phật giáo, vì sao khác nhau như vậy?
Đáp: Từ góc độ pháp thế gian mà nói, tuy phương thức làm thiện của đây kia có chỗ khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng đều là vì hài hoà an định thế gian. Căn cơ thế gian mỗi người mỗi khác, có người dùng Phật pháp không thể giáo hoá, dùng Nho giáo lại được. Hoặc ngược lại. Cho nên thánh nhân tam giáo Phật, Đạo, Nho, tuy đồng tâm hiệp lực, nhưng cũng không thể không mỗi tự gánh vác một phương diện, mỗi tự thiết lập một môn phái, mỗi tự phổ biến một loại giáo hoá. Danh nghĩa tuy có ba, nhưng mục đích của nó lại là một. Thí như có ba vị lương y đều muốn trị bệnh cứu người, nhưng bệnh tình của mỗi bệnh nhân mỗi người mỗi khác, nếu ba người đều học một loại y thuật, thì sự cứu chữa sẽ bị hạn chế. Lại như chiến loạn sắpđến, có ba vị trưởng giả muốn cứu người thoát ra khỏi thành, nếu chỉ mở một cửa thành, thì số người được cứu cũng chắc chắn có hạn. Do đó ai theo lời dạy bảo của Khổng Tử, Phật Thích Ca thấy chắc chắn hoan hỷ; ai theo lời dạy bảo của Thích Ca, Khổng Tử thấy cũng chắc chắn hoan hỷ. Nếu nghe theo lời dạy bảo của ta mà tiến bộ thì cảm thấy vui, không nghe theo lời dạy bảo của ta mà tiến bộ thì không vui, vậy thì không thể thành Phật được, không thể thành thánh nhân được. Lý Sĩ Khiêm đời nhà Tuỳ nói: “Phật, là mặt trời; Đạo, là mặt trăng; Nho, là năm sao (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ)”. Ba đâu thể thiếu một. Người đời sau đối với việc này nghị luận lung tung, chẳng qua là biểu thị kiến thức cạn cợt của mình mà thôi.
Câu hỏi 6: Có người suy đoán những thánh nhân Phụ Hy… trên lịch sử đều là hoá thân của đại Bồ-tát, không biết có phải đúng thế không?
Đáp: Có thể. “Học Ký – Lễ Ký” nói: “Nhà làm cung giỏi, nhất định sẽ cho con cái trong nhà trước học bẻ cong cành liễu làm gàu. Nhà giỏi luyện kim, nhất định sẽ cho con cái trong nhà trước học khâu vá da thú làm áo lông”. Phật giáo có quyền có thật, có tiệm có đốn. Ly dục xuất gia, là thật giáo, đốn giáo. Hai họ kết hôn, là tiệm giáo, quyền giáo. Thí như đối với những người không thể ăn chay, trước khuyên anh ta nên ăn tam tịnh nhục. Tâm giáo hoá chúng sanh của thánh nhân Tam giáo là như nhau, phương thức giáo hoá chúng sanh cũng là tương thông.
Câu hỏi 7: Nếu trên đời ai cũng tuyệt dục, không kết hôn nữa, sau một trăm năm e nhân loại bị tuyệt diệt, phải làm sao?
Đáp: Cõi ác năm trược này, con trai con gái đến 20 tuổi mà chưa kết hôn là đã lén nhìn nhau, lén hẹn hò rồi, làm sao có thể ai cũng tuyệt dục? Ngay cả chính anh e cũng không làm được, huống hồ là người khác? Ngư dân một ngày không bắt cá, đã lo lắng thuyền bè trở ngại, thật là lo bò trắng răng.
Câu hỏi 8: Nếu thật ai cũng tuyệt dục, vậy phải làm sao?
Đáp: Nếu thật như vậy, thì tất cả chúng sanh thế gian đều hoá sanh như chư thiên, không còn bị khổ bào thai.