An Sĩ Toàn Thư – Bài 66- Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 03 – Bài 04)

Sám Hối Vãng Sanh (7 câu hỏi đáp)

Câu hỏi 1: Đã tạo nghiệp dâm, nếu muốn trừ sạch nghiệp chướng, phải sám hối trước Phật? Hay sám hối từ tự tâm?

Đáp: Tâm tức là Phật, Phật tức là tâm. Sám hối trước Phật, không trở ngại cho sám hối tự tâm; sám hối tự tâm, không trở ngại cho sám hối trước Phật.

Câu hỏi 2: Nghiệp dâm phạmđời này, cố nhiên cần phải sám hối để tiêu trừ. Còn đã phạm trong quá khứ, do thời gian lâu xa, từ lâu đã quên, cần gì còn phải sám hối?

Đáp: Chúng ta từ vô lượng kiếp cho đến ngày nay, bất luận sanh ra bằng thai, bằng trứng, bằng sự ẩm thấp hay hoá sanh, cho đến sáu loại hình sinh tồn nhận, thiên, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục, thân luân hồi mỗi một loại trong đó đều đã thọ sanh qua vô số lần. Đủ các tội cực ác, cũng đã mỗi mỗi tạo qua vô số lần. Nếu chỉ sám hối tội nghiệpđời nay mà không liên quan tới đời trước, thì cũng giống như trừ cỏ mà chừa gốc.

Câu hỏi 3: Nhân quả báo ứng chiêu cảm bởi hành động thiện ác của tự thân, giữa cha con không thể thay thế. Sám hối tội của cá nhân mình còn không kịp, còn muốn sám hối cho chúng sanh trong tứ sanh lục đạo, có phải quá cổ hủ không?

Đáp: Chỉ cầu tự lợi, không muốn lợi người, đó là kiến giải của phàm phu. Trước khi mình được giải thoát, trước muốnđộ thoát cho người, đó là phát tâm của Bồ-tát. Mạnh tử nói: “Võ hễ nghĩđến những người chếtđuối, liền cảm thấy giống như mình dìm chết họ; Hậu Tắc hễ nghĩđến những người đói, liền cảm thấy như chính mình làm cho họđói” (Ly Lâu Hạ – Mạnh Tử). Khi Khổng Tử nói đến chí hướng của mình, nói: “Làm cho người già được an khang mạnh giỏi, làm cho bạn bè được tín nhiệm, làm cho người thanh niên được quan tâm”. “Nhạc Dương Lâu Ký” của Phạm Trọng Uyên nói: “Trước lo theo cái lo của thiên hạ, sau vui theo cái vui của thiên hạ”. Sự lợi tha của cổ thánh tiên hiền đều như nhau.

Câu hỏi 4: Dâm dục đúng là gốc của sanh tử, không thể không đoạn. Nhưng những pháp môn giải thoát xuất thế, đều là vì đời sau của mình, đợi già rồi tu cũng không trễ.

Đáp: “Trung Dung” nói: “Bất luận làm việc gì, có chuẩn bị trước, thành công dễ dàng, không chuẩn bị trước dễ thất bại”. Đợi già mới tu, khác gì đói rồi mới cày ruộng, khát nước rồi mới đào giếng. Vả lại có mấy người được sống đến tuổi già. Cả thế giới đều bận rộn cho đến già, đâu có ai có khả năng buông bỏ mà tu hành?

Câu hỏi 5: Chúng sanh thế gian cực kỳ nghèo cùng khốn khổ, mà cung điện lâu các trong Tịnh độ nước Phật đều được trang nghiêm bằng bảy thứ báu, vì sao khổ vui có sự khác biệt lớn như vậy? Lại nữa Phật coi chúng sanh như con của mình, vì sao không thí ân đức khắp mười phương thế giới, để cho tất cả chúng sanh cùng hưởng khoái lạc?

Đáp: Khổ vui giữa Tịnh độ và uếđộ khác nhau như trời vớiđất, đây là quả báo hiện tại, và cái mà tạo thành sự khác biệt này là nhân gieo trồng ở quá khứ. Trong đời quá khứ, mọi người đều tạo nghiệp sát, chỉ có Bồ-tát lấy từ bi làm hoài bão. Mọi người đều chìm trong sắc dục, chỉ có Bồ-tát tu trì phạm hạnh thanh tịnh. Mọi người đều tham lam keo kiết, chỉ có Bồ-tát thích bố thí. Trong nhân quá khứ, làm thiện làm ác đã khác nhau như trời với vực, đây kia không thể thay thế. Thí như trong mắt của vua Thuấn có hai con ngươi, thị lực tốt hơn người thường có hai mắt. Cổ Tẩu cha vua Thuấn là một người mù, thị lực còn kém hơn người có một mắt. Thuấn tuy đại hiếu, làm sao có thể mang thị lực hơn người của mình chia cho cha?

Câu hỏi 6: Nền đất mái tranh, mới thể hiện “nhân dân ái vật” của Nghiêu Thuấn. Lâu đài cung thất bằng ngọc, rõ ràng là sự xa xỉ cùng cực của Kiệt Trụ. Phật đã coi tam giới là lao ngục, sao lại phải dùng thất bảo để trang sức?

Đáp: Một cái là tài bảo vơ vét của muôn dân, một cái là phước báo tích luỹ lợi ích chúng sanh, hai cái không thể coi như nhau.

Câu hỏi 7: Sự thanh tịnh trang nghiêm cõi Phật, cố nhiên là siêu việt thế gian vạn lần. Nhưng cảnh Tịnh độ mà trong kinh miêu tả, hơi quá khoa trương, nếu tin hết, không phải có chút hoang đường sao?

Đáp: Người ta luôn chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe, hoặc mường tượng ra được. Nếu mắt không thấy, tai không nghe, liền cho là hoang đường, huống hồ là không thể mường tượng? Thí như con giun chỉ biết niềm vui ăn bùn trong đất, đâu biết rồng chơi biển lớn; lại như bọ hung chỉ biết niềm vui ủi lăn phân cứt, đâu biếtđại bàng tung cánh bay cao vạn dặm.

Như Lai Ứng Hoá (7 câu hỏi đáp)

Câu hỏi 1: Người đời sanh ra đều qua đường âm đạo, khi Bồ-tát nhập thai, đều từ hông phải sanh ra, vì sao có sự khác nhau như vậy?

Đáp: Phàm phu có ái dục, nên sanh ra bằng sản môn. Bồ-tát không có ái dục, cho nên sanh ra bằng hông phải.

Câu hỏi 2: Bậc tôn quý nhất trong ba cõi, không ai qua Thiên đế. Nhưng khi Phật giáng sanh, tứđại Thiên vương, Đao Lợi Thiên vương đều cung kính hầu hạ. Có phải cố ý tạo ra phô trương tự ngã?

Đáp: Lục đạo trong kinh nói, chư thiên cũng thuộc một trong đó. Trong mắt người đời, thì thiên thần là tôn quý nhất. Trong mắt Phật, vẫn là phàm phu chưa ra khỏi sanh tử luân hồi. Cho nên mỗi lần Phật thuyết pháp, đều có vô lượng Đế Thích thiên vương cung kính lễ bái, nghe Phật nói pháp. Như “kinh Hoa Nghiêm” nói: “Lúc bấy giờ chư thiên thấy Phật đến, bèn dùng thần lực hoá làm toà sư tử Bảo Liên Hoa Tạng, trăm vạn tầng cấp trang nghiêm, trăm vạn thiên vương kính lễ”. “Kinh Bát Nhã” nói: “Tất cả trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường”. “Kinh Đại Bảo Tích” nói: “Tứ Thiên Vương Thiên, các thiên tử Trời 33, rải hoa trời, cúng dường Như Lai”. “Liên Hoa Diện Kinh” nói: “Đế Thích Thiên Vương thấy Phật rồi, liền trải toà cao, đảnh lễ chân Phật”. “Kinh Phạm Võng” nói: “Mười tám Phạm Thiên, Thiên tử lục dục, mười sáu đại quốc vương, chắp tay chí tâm, nghe Phật tụng giới đại thừa”. “Kinh Viên Giác” nói: “Lúc bấy giờ Đại Phạm Vương, 28 thiên vương, liền đứng dậy, đảnh lễ chân Phật”. “Hiền Ngu Nhân Duyên Kinh” nói: “Đế Thích hầu bên trái, Phạm Vương hầu bên phải”. “Kinh Phổ Diệu” nói: “Phạm Vương hầu bên phải, Đế Thích hầu bên trái”. “Tạo Tượng Kinh” nói: “Phạm Vương cầm dù trắng đứng bên phải, Đế Thích cầm phất trần trắng hầu bên trái”. “Kinh Pháp Hoa” nói: “Các đại Phạm Thiên Vương ấy, đầu mặt lễ chân Phật, đi nhiễu trăm ngàn vòng”. Những ghi chép như vậy, nhiều không kể xiết. Nếu phước đức của Phật chỉ bằng chư thiên, thì trong kinh Phật không dám nói lờiđại ngôn này, và Phạm Vương, Đế Thích há có thể để cho những kinh điển này lưu thông sao?

Câu hỏi 3: Trong kinh “Ngọc Hoàng” nói, khi Thiên đế thuyết pháp, Phật cũng đến nghe. Chẳng lẽ không đúng sao?

Đáp: Kinh Phật đều từ miệng Phật nói, do A-nan kết tập mà thành, không có một câu nói dối. Còn “Kinh Ngọc Hoàng” là sản phẩm của người đời sau, hoàn toàn không phải do Ngọc Đế nói. Tuy nội dung kinh lời lẽ tôn sùng Ngọc Đế, nhưng hoàn toàn không hiểu thế nào mới là tôn sùng. Có thể anh từng nghe nói qua sự bao la rộng lớn của vũ trụ quan Phật giáo, hợp tất cả những người phước đức sâu dày nhất xưa nay, phước không bằng một người của Tứ Vương Thiên. Hợp tất cả thiên nhân phước đức sâu dày nhất của Tứ Vương Thiên, không bằng một thiên nhân của trời Đao Lợi. Ngọc Đế mà người ta nói, là thiên vương của trờiĐao Lợi. Trên trờiĐao Lợi, càng lên mỗi tầng trời trên càng thù thắng hơn, mãi cho đến Tha Hoá Tự Tại Thiên, thuộc Dục Giới, có bốn tầng trời. Trên Tha Hoá Tự Tại Thiên, càng lên mỗi tầng trời trên càng thù thắng hơn, cho đến Sắc Cứu Cánh Thiên, thuộc Sắc Giới, có 18 tầng trời. Trên Sắc Cứu Cánh Thiên, càng lên mỗi tầng trời trên càng thù thắng hơn, mãi cho đến Phi Phi Tưởng Thiên, thuộc Vô Sắc Giới, có 4 tầng trời. Đếnđây toàn đều là phàm phu chưa thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đến như những thánh giả đã liễu thoát sanh tử ấy, thì có thánh giả Thanh-văn tiểu thừa, từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán, có bốn đẳng cấp. Trên nữa có Duyên-giác, Độc-giác. Lại trên nữa là Bồ-tát, có Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng.cộng 90 đẳng cấp. Lại trên nữa liền tiến vào Sơđịa, từ Hoan HỷĐịa đến Pháp Vân Địa, lại có mười đẳng cấp. Sau đó địa vịđến Đẳng Giác Bồ-tát, bổ khuyết Phật vị, tức sắp viên thành Phật quả. Phật là vô thượng đại pháp vương, bởi vì không ai có thể qua Phật. Làm gì có lý Ngọc Hoàng nói pháp, Phật đến nghe? Đại sư Liên Trì trong “Chánh Ngoa Tập”, đã nói rất rõ ràng.

Câu hỏi 4: Phật Thích-ca mâu-ni đản sanh, nhằm vào thời Chu Chiêu Vương, đến thời Khổng Tử, Phật pháp đã tồn tại ở Thiên Trúc gần 500 năm, vì sao Khổng Tử không hề nghe qua tình huống đại khái?

Đáp: Khổng Tử có nghe qua. Thí như lúc bấy giờ có một vị Thái tể nước Tống hỏi Khổng Tử rằng: “Ngài là một thánh nhân phải không?” Khổng Tử đáp: “Thánh nhân tôi không dám làm”. Lại hỏi Tam vương, Ngũđế có thể gọi là thánh nhân không, Khổng Tử đều không biểu thị tán đồng. Thái Tể kinh sợ hỏi: “Vậy thì ai là thánh nhân?” Khổng Tử trang trọng nói: “Ta nghe nói phương tây có một vịđại thánh nhân, không cần trị lý mà thiên hạ chỉnh tề, không cần phát biểu ngôn thuyết mà làm cho đại chúng tín phục, không cần thực thi giáo hoá mà làm cho nhân dân tự giác tuân hành. Đức hạnh của ông ta rộng lớn vô bờ, sự tôn kính của nhân dân đối với ông ta không cách gì dùng ngôn ngữ biểuđạt” (Trọng Ni Thiên – Liệt Tử). Sao có thể nói Khổng Tử chưa hề nghe qua?

Câu hỏi 5: Phật giáo đếnđời Hán Minh Đế mới truyền sang Trung Quốc, Khổng Tử vào lúc đó làm sao biết được?

Đáp: Khi Phật Thích-ca mâu-ni giáng sanh, đất Hán đã có điềm báo. Ngày mồng 8 tháng 4 Giáp Dần năm thứ 26 (Phường Bổn nói năm thứ 24) nhà Chu Chiêu Vương, xung quanh mặt trời có vòng sáng. Trên trời có ánh sáng lành năm sắc, xuyên vào sao Thái Vi, chiếu khắp phương tây. Đại địa chấnđộng, nước trong hồ, giếng dâng cao. Chu Chiêu Vương mệnh lệnh thái sử Tô Do bói quẻ, được 95 nét hào của “quẻ càn”. Tô Do nói: “Tây phương có thánh nhân đản sanh, 1000 năm sau giáo pháp của ông ta sẽ truyền đếnđây”. Chu Chiêu Vương hạ lệnh khắc việc này lên bia đá, đặt trước từ đường Nam Giao (xem “Chu Thư Dị Ký”, “Bạch Mã Tự Bi Ký”). Nhưng lúc ấy Phật giáo còn chưa truyền đến Trung Quốc, cho nên nói rất giản lược.

Câu hỏi 6: Những ghi chép trong Lục kinh “Dịch”, “Thi”, “Thư”, “Lễ”, Nhạc”, “Xuân Thu” của nhà Nho, mới là căn cứ đáng tin. Sách của “Liệt Tử”, đâu đáng tin?

Đáp: Những lời giảng lúc còn sống của Khổng Tử, lưu truyền đếnđời sau chẳng qua chỉ một phần trăm ngàn, làm sao có thể đều ghi hết trong “Lục Thư”? Liệt Tử là người noi theo Khổng Tử, cách thời Khổng Tử không xa, những lời nói của Khổng Tử mà ông ta ghi chép nhất định không phải không có căn cứ. Không thì làm sao ông ta biết được sau mấy trăm năm sẽ có Phật pháp truyền đếnđất này, đoán trước cung cấp chứng cứ cho người đời sau? Lại nữa vì sao không noí đâu khác, mà chỉ nói phương Tây?

Câu hỏi 7: Thượng cổ không có Phật pháp, lại thiên hạ thái bình, được người đời sau xưng tán. Hậu thế có Phật pháp, ngược lại thói đời ngày một xuống dốc. Phật giáo cuối cùng có ích gì đối với quốc gia nhân dân?

Đáp: Chư Phật xuất thế, chính vì muốn cứu độ chúng sanh đời ác trược. Thí như vì tối mà đốtđèn, chớ không phải vì đốtđèn mới tối. Những người hoạ hại biến loạn thiên hạ ấy, đều là những người hung ác bạo ngược không tin Phật pháp. Có ai thấy người ăn chay không uống rượu lại đi giết người cướp của không? Có người xuất gia tu hành nào lại thí quân soán vị không? Tống Văn Đế thời nam bắc triều nói: “Nếu cả nước đều học Phật, ta có thể ngồi không mà hưởng thái bình” (Tống Thư). Đường Thái Tông viết lời tựa cho Tam Tạng Thánh giáo, cực lực tôn sùng Phật giáo, nói với hạ thần rằng: “Phật giáo quảng đại, cao thâm vô cùng”. Sau khi Đường Huyền Trang mất, Đường Cao Tông nói: “Ta đã mấtđi quốc bảo!” Khóc rất bi thương, 5 ngày không thượng triều. Đường Huyền Tông nghe pháp sư Thần Quang đàm luận công đức của Phật đối với chúng sanh, cảm thán nói: “Ân đức của Phật mênh mông như vậy, nếu chẳng phải pháp sư thì không thể giải thích rõ ràng như vậy. Ta phải đờiđời kính ngưỡng”. Thái Tổ, Thái Tông, Chân Tông, Nhân Tông, Cao Tông, Hiếu Tông triều Tống, không ai là không quy tâm cửa Phật, tinh thâm Phật pháp, hoặc đích thân đến chùa nghe pháp, hoặc thỉnh cao tăng vào cung giảng pháp. Những sự thật lịch sử này thấy trong “Đường Thư”, “Tống Sử”, “Thích Thị Kê Cổ Lược”, “Văn Hiến Thông Khảo”, “Bắc Sơn Lục”, “Trịnh Cảnh Trọng Gia Tập”. Cho nên từ xưa đến nay những người minh đạt có trí, phần lớn quy hướng Phật môn. Những người tin sâu thiền học có chỗ ngộ nhập, đại khái kể ra như: Hứa Tuân, Lưu Di Dân, Chu Tục Chi, Lôi Thứ Tông, Tông Bính, ThẩmƯớc, Tống Cảnh, Vương Duy, Vương Tấn, Đỗ Hoàng Thường, Đỗ Hồng Tiệm, Bạch Cư Dị, Lý Cao, Bùi Độ, Bùi Hưu, Lã Mông Chánh, Lý Hàng, Vương Đán, Dương Ức, Y Chu, Phú Bật, Văn Ngạn Bác, Dương Kiệt, Vương Cổ, Triệu Biện, Chu Đội Di, Thiệu Ung, Trương Phương Bình, Hoàng Đình Kiên, Trần Quán, Trương Thương Anh, Trương Cửu Thành, Trương Tuấn, Vương Nhật Hưu, Phùng Tập, Lã Bổn Trung, Lưu Tử Huy, Lý Bính…

Những người kính tín Phật pháp và thông tỏ lý Phật như: Dương Hộ, Vương Đạo, Tạ An, Hà Sung, Vương Hy Chi, Vương Thản Chi, Tạ Linh Vận, Chữ Bầu, Tiêu Vũ, Phòng Huyền Linh, Đỗ Như Hối, Nguỵ Chinh, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương, Nhan Chân Khanh, Lý Bạch, Lý Tất, Liễu Tông Nguyên, Lý Bột, Khấu Chuẩn, Phạm Trọng Yêm, Hàn Kì, Đỗ Diễn, Tăng Công Lượng, Tô Thức, Tô Triệt, Lã Công Trứ, Uông Tảo, Lý Chi Thuần, Trương Thức, Lã Tổ Khiêm, Lưu Mật.

Những nhân sĩ nổi tiếng tôn sùng Phật pháp cậnđại có: Triệu Mạnh Phủ, Tống Liêm, Chu Thầm, Từ Nhất Quỳ, La Hồng Tiên, Đường Thuận Chi, Triệu Trinh Cát, Lục Thọ Thanh, Lục Quang Tổ, Ân Mại, Tiết Huệ, Vương Thế Trinh, Tông Thần, Đặng Dĩ Tán, Phùng Mộng Trinh, Ngu Thuần Hy, Viên Tông Đạo, Viên Hoằng Đạo, Viên Trung Đạo, Đào Vọng Linh, Đào Thích Linh, Tiêu Hồng, Hoàng Huy, Vương Khẳng Đường, Chung Tinh. Và hai tiên sinh Trần Hiến Chương, Vương Thủ Nhân, là người đề xướng nhà Nho học đạo, lập ngôn của họ đều khế hợp tông chỉ thiền môn. Những người được sự trao truyền của họ, như: Vương Kỳ, La Nhữ Phương, Chu Nhữ Đăng, Dương Khởi Nguyên, đối với việc nghiên cứu Phật pháp càng thâm sâu.

Phật pháp nếu không phải là chân thừa tối thượng, có ích cho trị lý quốc gia và giáo hoá đạođức, làm sao được các bậc tiên hiền cung kính tin theo như thế? (Sự tích mỗi người tản mác thấy trong “Nhị Thập Nhất Sử”, và trong các Văn Tập, Ngữ Lục). Những nhân sĩ giới dâm nếu lập chí vãn hồi sóng dữ của biển dục, không thể không chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp.

Lời Bạt

Những sách khuyến thiện, mở ra làm cho người ta nhăn mặt, những quyển sách như vậy chắc chắn không thể lưu truyền. Mở ra mà người ta vỗ tay, những quyển sách như vậy cũng chắc chắn không thể lưu truyền. Vì sao? Một quá thâm áo, một quá thô thiển. Quyển sách của thầy tôi đây, ý nó vốn nơi giới dâm, nhưng lại luôn ở vấn đề tham cứu sanh tử, tôi ban đầu cũng cảm thấy quá ư thâm áo. Tuy nhiên mỗi sáng sớm lấy vấn đề sanh tử tự xét mình, liền phát hiện đây là điều không ai tránh khỏi. Mang tâm tình không thể tránh khỏi, cầm cuốn sách này lên lại nghiền ngẫm tới lui, mới biết học thức uyên bác, tâm Bồ-tát cứuđời cứu người thâm thiết của thầy, sau đó mới mỗi mỗi vỗ tay khen ngợi những chỗ vốn chau mày trong sách. Quyển sách này hiện tại được lưu truyền rộng, hậu thế không ngừng tái bản, tôi tin nhất định sẽ là như thế.

Trần Tuyên Thánh Lai Thị môn nhân Ngu Sơn kết.

******