An Sĩ Toàn Thư – Bài 59 – Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 01 – Bài 05)

Khuyên những người trẻ thường đến chốn lầu xanh, Tổng cộng hai mục, đều là pháp.

Mầm độc những cô kĩ nữ phát ra sẽ làm cho con người cạn hết tinh khí, hao tổn tài sản, chia lìa chồng vợ. Thân cận họ, người ngu trở nên dâm đãng, người trí trở thành hôn mê. Đưa người cửa trước rước người cửa sau, nuôi dưỡng ô uế, họ cũng là những người nhơ bẩn nhất trong cõi đời. Nhưng người có học vẫn cam chịu, đó là điều lạ, những đấng tu mi nam tử, biết được nhiều lĩnh vực, may mắn được làm người nam mà cũng không khỏi bị họ làm cho ô nhiễm. Còn những nơi không thể làm cho ô nhiễm lại mong họ nhơ nhớp, há đó không phải tự rước hoạ đến cho mình sao. Không biết ai đã bày ra mà tập tục đó tồn tại đến bây giờ. Những người có học, đường hoàng, nên cẩn thận giữ gìn.

Hai người họ Triệu và Lưu (Đô trung cánh truyện).

Triệu Lâm, người quê Uyển bình, cùng Lưu Phương Viễn cùng đến chốn lầu xanh uống rượu, đang lúc vui vẻ với những cô gái lầu xanh quen thuộc. Đúng lúc đó Vương Sùng Nghĩa đến, Lưu đánh chết, sự việc được báo lên quan. Lưu bảo người kĩ nữ nói tráo là Triệu đánh chết. Triệu bị ghép tội chết. Ngày kia, lúc Lưu đang tiếp khách thì có một người nắm tóc Lưu, nói tiếng Triệu, rồi mắng: Mày là kẻ giết người sao lại vu oan cho tôi, tôi đã tố cáo ông nơi âm ti rồi, quân lính dưới âm phủ sắp đến bắt bọn mày rồi. Không lâu sau, Lưu với cô gái kia đều chết.

Dương Bang Nghĩa là một người chưa bao giờ đặt chân đến chốn lầu xanh. Một hôm bạn ông lôi kéo ông đến đó, bèn đốt áo tự trách. So với Lưu và Triệu, đúng sai thế nào.

Trương Sùng Nghĩa (Người bạn tận mắt nhìn thấy).

Năm Tân hợi đời Khang hi, Trương Sùng Nghĩa, là người thợ bạc ở châu Vĩnh ninh, Sơn tây, dẫn theo một đứa trẻ tên Võ Căn Nhĩ, ăn ngủ cùng với nó. Một ngày nọ Trương uống rượu say nên đi ngủ sớm, Căn Nhĩ Tử thấy trong tiệm có vật gì, nên giết Trương rồi lấy vật đó trốn đi. Đúng lúc đó trống canh năm điểm, hắn chạy qua cửa phía Đông, nhưng cửa phía Đông chưa mở, sáng hôm sau nó bị bắt đem đi chém đầu.

Đứa trẻ trong nhà như thắp lên ánh sáng. Việc thương yêu đứa trẻ của họ Trương là chuyện ngoài ý muốn.

Khuyên sám hối tội lỗi, Tổng cộngba mục, mỗi tắc đều kiêm giới và pháp.

Chuyện tà dâm, người đời đa phần phạm phải, tuy không thấy nghiệp báo trước mắt, nhưng trong cõi u minh, phúc đức tự nhiên mất bớt, tuổi thọ của họ cũng giảm bớt, có lúc tước đi công danh, khoa cử của họ. Có người phải bị rắn cắn, giặc dã, quan bắt, hạn hán, lụt bão. Có người tạm thoát ra nhưng con cháu chịu quả báo. Có người không trả đời này nhưng kiếp sau phải chịu. Giống như chim sẻdính trong lưới mật, không thể thoát được, như cá mắc lưới, dầnđến chỗ chết. Những người thời nay nhấc bước chân đều bước vào nơi tối tăm, mà điềm tỉnh như không có chuyện gì xảy ra. Bỗng nhiên quả báo xảy đến, tay chân lúng túng, như con ba ba trong nồi nước sôi, lúc đó kêu la liệu có kịp không. Khuyên rộng tất cả mọi người nên sớm giác ngộ, biết sợ sệt, phát lòng hổ thẹn, mạnh mẽ lên, đến trước tôn tượng chư Phật,Bồ tát, sám hối tất cả tội lỗi. Có như thế thì những tội lỗi do tâm tạo ra đều được diệt do lòng sám hối của mình. Tích đức càng lâu thì mọi việc sẽ được cứu vãn. Nếu muốn vượt khỏi ba cõi, lại phát nguyện Bồ tát: Xin trong đời sau độ thoát hết thảy chúng sinh, những nghiệp báo thuộc về nghiệp dâm đều được nhổ hết, khiến họ được hoá sinh trong hoa sen, không do thai mẹ. Nếu được như thế, không những nghiệp báo được tiêu trừ mà phước đức ngày càng được nhiều thêm. Nên kinh Niết bàn nói: Tuy nặng nghìn cân như hoa Điệp, cũng không đổi được một lượng vàng ròng, giống như đổ một thăng muối xuống sông Hằng thì nước trong dòng sông đó cũng không mặn lên chút nào. Người đồ tể vứt dao xuống thì có thể thành Phật. Quay đầu nhìn lại, đó chính là bờ bến của Bồ tát. Nhanh chóng bước lên, thì giờ không chờ ai cả. Người trí kẻ ngu đều phải cố gắng.

Hồng Trù (Trừu cát lục).

Đời nhà Minh, có người tên Hồng Trù, là con thứ của Văn Trung Công. Ngày nọ ông thấy tối tăm mặt mũi, bị vong người đầy tớ lôi đến âm phủ. Ông thấy một người đẹp đễ ngồi chính giữa, hai bên có hai người hầu mặc áo xanh và áo chàm. Hồng xin hỏi những chuyện tương lai của mình, người mặc áo xanh lôi trong ống tay áo ra một cuốn sách, chữ chi chít, dưới đó có tên của mình nhưng đọc không ra, nhưng có chú mấy chữ: Được bổ làm quan lớn nhưng vì có lần làm nhục cô gái kia nên giáng làm quan Bí các tu soạn, Chuyển vận phó sứ. Thấy thế, Hồng buồn bã khóc lóc, người hầu mặc áo xanh nói: Nhưng nếu cố gắng làm việc lành thì có thể thay đổi được. Tỉnh dậy mới biết mình đã chết ba ngày, ông nỗ lực làm việc thiện, sau này ông bị quan Bí soạn vùng Lưỡng chiết mời lên, lòng ông đã e ngại nhưng ông vẫn cố gắng. Trước lúc mất, ông làm quan đến chức Đoan minh điện học sĩ.

Không gì dễ phạm bằng hầu gái, há không biết phước đức cũng vì đó mà giảm bớt sao. Cẩn thận, cẩn thận.

Hạng Mộng Nguyên (Tri phi tập).

Hạng Mộng Nguyên, trước kia có tên Đức Phấn, người Bắc trực. Một đêm nằm mộng thấy mình đỗ khoa thi Hương năm Tân mão, nhưng do làm ô nhiễm người hầu gái nên bị đánh rớt, từ đó ông nguyện không phạm tà dâm nữa, cố gắng làm điều thiện, khắc bản kinh Kim cương, hàng năm đều bố thí. Lần khác ông nằm mơ đến một nơi, thấy tên thứ tám trong bảng vàng có họ Hạng, không thấy chữ ở giữa, bên dưới là chữ Nguyên, nhân đó ông đổi tên Mộng Nguyên. Khoa thi Hương năm Nhâm tí, có tên trong hai mươi chín người thi đỗ, kì thi Hội năm Kỉ mùi, đứng thứ hai, ông đã thấy nghi ngờ. Đến kì thi Đình, đứng thứ năm trong nhị giáp, so với số trong Đỉnh giáp, đúng thứ tám, nhưng trong bảng lại là họ Hoàng, sau này ông làm quan đến chức Phó hiến.

Kiêng được tà dâm là một việc tốt, còn lưu hành kinh sách, đó là người thiện làm việc thiện, đâu phải chỉ diệt tội mà thôi.

Họ Điền (Bất khả bất khả lục).

Cuối đời nhà Minh có người họ Điền, đẹp đẽ tuấn tú, rất nhiều người nữ tìm đến với ông. Điền cũng biết đó là việc sai trái nhưng không thể cưỡng lại được. Một hôm ông đang đọc sách trong chùa Nam sơn, đang ban ngày ông thấy một vị thần đến nói: Ngươi là người có phước lớn nhưng vì phóng túng trong việc dâm dục nên phần phước đó bị cắt gần hết. Nếu từ đây về sau biết hối lỗi thì chức Ngự sử, Tiến sĩ có thể vẫn còn. Nghe thế Điền nỗ lực sám hối tội lỗi, tước lộc của ông quả như những lời thần đã nói.

Kinh Giải thoát yếu môn nói: Nếu muốn sám hối nghiệp dâm thì nên quán căn người nữ như miệng rắn độc, nếu quán thành công thì tội ấy tự diệt. Những người phạm giới dâm không thể không biết.

Khuyên những người phạm tội nặng căn bản, Tổng cộng ba mục, đều là giới.

Kinh Hoa nghiêm nói: Phạm tội tà dâm sẽ khiến cho chúng sinh rơi vào ba đường ác, nếu được sinh làm người thì họ bị mắc hai quả báo, một là vợ con không thuận, hai là gặp bà con quyến thuộc bất hoà. Kinh Tội phước báo ứng viết: Những người làm ô nhục phụ nữ nhà người, sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục, nam ôm trụ đồng, nữ nằm giường sắt. Sau khi hết hạn ở địa ngục, họ bị sinh vào những nơi ít văn minh, đoạ làm gà vịt. Tuy thế, đây là những lời bao quát về nghiệp dâm. Nếu những tôn thân trưởng giả, Tăng Ni tứ chúng mà phạm tội ô nhiễm thì gọi phạm tội nặng căn bản, sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục vô gián, bị cắt, xẻ, đốt, xay… Không lúc nào được ngưng nghỉ. Khi thế giới đó biến mất, lại sinh qua thế giới khác, khi thế giới khác biến mất, lại sinh tiếp qua thế giới khác nữa. Đầy đủ như trong kinh đã nói, nói ra càng ghê sợ hơn, nếu mọi người không biết, đã từng phạm giới này, hoặc chưa phạm giới này mà chỉ móng tâm, cũng được coi là phạm. Nên biết những người này sau khi chết sẽ rơi vào địa ngục vô gián trong muôn vạn đời kiếp không lúc nào mong ra khỏi được. Nhân lúc đang mạnh khoẻ, đến trước ngôi Tam bảo, chí thành sám hối, nguyện cứu giúp hết thảy chúng sinh, khiến tất cả chúng sinh đều ra khỏi ba cõi, lúc đó ta mới thành Phật. Làm được như thế, tuy nghiệp đã định nhưng vẫn được tiêu trừ. Ngày xưa vua A xà thế phạm tội đại nghịch, nhưng do khẩn thiết sám hối, tuy đoạ vào địa ngục nhưng chỉ chịu khổ như năm trăm ngày chịu khổ trong lao ngục thế gian (chi tiết trong kinh Bồ tát bản hạnh). Đủ thấy công đức của sự sám hối là không thể suy nghĩ hay tính toán có thể biết được. Nếu chúng ta vẫn cứ dây dưa thì không khỏi chịu khổ trong muôn vàn kiếp.

Chu Công đọc sách (Người cùng phòng tên Ngô Lí Thanh kể lại).

Năm Kỉ dậu đời Khang hi, Chu Duy Cao, người Tùng lệnh, đến Giang nam ứng thí, làm đúng một bài. Đêm đến mơ thấy con quỉ nói: Người này không thể đỗ vì đã tự tay viết dâm thư. Ông bèn hỏi cho rõ dầu đuôi, quỉ cho biết người này đã quan hệ với con gái bà mẹ kế nên bị trời khiển trách. Hôm sau ông quên những gì đã thấy trong mộng, cứ thế đem bài lên trình, quan chấm thi đang hết lời khen ngợi bài của ông, bỗng lấy bút bôi hai chữ hiểm trở. Thấy thế, Chu thưa: Những chữ này có nhiều trong bài đỗ, đừng nên bôi đi. Nghe thế quan chấm thi hối hận, bảo Chu bỏ xoá bài, đến lúc xoá, mực thấm xuống mấy lần giấy, bỗng nhớ lại giấc mộng hôm trước bèn quyết ý bỏ đi.

Những người nam nữ ở châu Bắc cu lô, khi gặp nhau, họ cùng đến dưới một gốc cây, cành cây rủ xuống bốn phía, tự nhiên họ có giường nằm. Nếu người nữ là mẹ hay chi em gái thì những cành cây không rủ xuống. Nếu cố ý cưỡng bức thì cây sẽ héo khô (Theo kinh Xuất khởi thế nhân bản). Có thể thấy quan hệ giữa những người bà con thân tộc, phạm tội rất lớn với trời đất. Đuổi ra khỏi núi Tôn cũng chưa kể hết tội những người này.

Hứa Triệu Hinh (Cảm ứng thiên thuyết định).

Hứa Triệu Hinh, người quê Tấn giang, năm Mậu ngọ đỗ Hiếu liêm, đến châu Phúc ninh thăm hỏi thầy cùng phòng, giữa đường gặp am Ni, cảm tình với một Ni cô trẻ tuổi, trêu ghẹo nhưng Ni cô từ chối, hắn bèn cậy thế cưỡng hiếp. Hôm sau tự nhiên hắn bị điên loạn, lưỡi đứt làm hai rồi chết.

Đây mới là quả báo hiện tiền, sau này sẽ chịu quả nơi địa ngục.

Người đưa đò dâng hương (Người cùng đi dâng hương tại Cô tô kể lại).

Đầu năm Thuận trị, có đôi vợ chồng nọ đến chùa dâng hương hoa. Đêm đến họ ngủ dưới thuyền, có người kia lén nhìn thấy người phụ nữ xin xắn, nửa đêm hắn giả làm người chồng rồi quan hệ với cô gái. Đến sáng hôm sau đôi vợ chồng mới phát giác, người vợ xấu hổ quá nên treo cổ tự tử. Đau khổ khôn cùng, người chồng mua quan tài rồi liệm vợ ngay bên đường. Sau khi cúng bái xong, ông chở quan tài vợ về quê. Vừa về đến nhà đã thấy vợ ở đó, sợ hãi quá, ông cho rằng đó là ma, nhưng người vợ nói: Ông đã đưa tôi về trước rồi. Nghe thế người chồng càng khiếp đảm, bèn mở quan tài ra xem, trong quan tài là người đi cùng thuyền, trên trán anh này có một vết, hình dáng như người treo cổ. Vì thể mọi người xa gần đều truyền tai nhau, đến lễ bái càng trang nghiêm.

Người dâng hương nhất định là một Phật tử. Nhưng quả báo đến nhanh quá quả là một điều lạ.

Khuyên phát tâm xuất thế, dẫn theo kinh, Tổng cộng mười mục, tám pháp, hai giới.

Ngày xưa khi đức Thế tôn ở tại tinh xá Kì viên, có bốn vị Tỉ kheo cùng tranh luận xem điều đau khổ nhất trong thế gian là gì. Một vị nói dâm dục, một vị nói đói khát, một vị nói tức giận, một vị nói kinh sợ. Họ cùng tranh cãi mãi không thôi. Nghe thế đức Phật dạy, tất cả những gì các con nói đều chưa diễn đạt hết nghĩa của chữ khổ. Nỗi khổ của mọi người không gì hơn thân thể mình. Tất cả những điều như đói khát, tức giận, sợ hãi, sắc dục đều do thân thể mà có. Thân thể là cội gốc của mọi nỗi khổ, tai hoạ (Kinh Pháp cú). Ví dụ như việc dâm dục, khi người nữ có thân, họ liền quyến luyến người nam, khi có thân người nam họ liền yêu thương người nữ. Thân bại danh liệt, tổn phước giảm thọ, không gì không phải nơi thân. Cho dù giữ được tiết tháo, được hưởng phước báo trong hiện tại, nhưng khi hưởng cảnh giàu sang liền tạo nghiệp ác. Một ngày làm ác, muôn kiếp thọ báo. Những gì được không bù cái mất, tức khi hưởng phước, cố gắng làm việc thiện rồi được sinh lên cõi trời, nhưng một khi phước trời hết đi lại trở lại luân hồi, vì thế kinh nói: Vua Thánh Chuyển luân cai trị bốn châu thiên hạ, có thể bay đi thoải mái nhưng khi phước hết lại làm con trùng nơi thân trâu. Vì thế nên biết phước báo nghiệp duyên cuối cùng đều là nguyên nhân đoạ lạc. Địa ngục hay thiên cung đều là nhưng cảnh luân hồi. Nếu không phát tâm xuất thế, đi trên đường đi của Bồ tát mà cứ loanh quanh trong đó, ngày nay tu thiện, ngày mai cải ác, cuối cùng vẫn bị quanh quẩn trong ba đường tám nạn, không phải là chỗ kì vọng của đáng nam nhi. Tuy việc thật đáng quí nhưng người thực hiện không được bao nhiêu. Câu này có thể làm phương châm cho những người có trí.

Đức Như Lai khánh đản (Theo Thích ca Như lai phổ).

Vấn đề này không liên quan đến khuyên răn dâm dục, nhưng muốn mở rộng những vấn đề sẽ nói dưới đây nên không thể không nói về nguyên do ứng hoá của Ngài và đểmột nhân duyên lớn không bị lu mờ đi.

Trong vô lượng kiếp trước, đức Thích Ca Mâu Ni đã chứng thành đạo quả, nhưng vì muốn cứu độ tất cả chúng sinh nên chia ra vô số thân hình, thị hiện giáng sinh ở khắp nơi. Một trong những quốc độ của đức Thích ca nói đến tức nước Ân độ, ngài là thái tử của vua Tịnh phạn. Lúc chưa giáng sinh, ngài là Bồ tát Thiện tuệ ở tại cung trời Đâu suất. Lúc bấy giờ nước Ản độ có vị vua Thánh có tên Tịnh Phạn, hoàng hậu Thánh có tên Ma da phu nhân, họ đều là những vị Phật trong đời trước nhưng hiện thân làm quốc vương và quốc mẫu. Lúc này Bồ tát cỡi con voi trắng sáu ngà, bay lên không trung rồi chui vào hông bên phải phu nhân, Thánh mẫu liền cảm thấy thân thể an lạc như được uống cam lộ, cùng lúc đầy đủ cả trí tuệ lẫn biện tài, cõi trời tự nhiên mang đến tất cả những thức ăn. Đến lúc đầy đủ thai kì, Thánh mẫu dẫn các cung nữ dạo chơi trong vườn, bà nhấc cánh tay phải vin vào cành cây Ba la xoa, bỗng nhiên thái tử được sinh ra bên hông phải, khi đó ánh sáng chiếu ra khắp quả đất, tất cả Thánh chúng trong muôn vạn cõi trời đều vui vẻ ca ngợi. Trên mặt đất phun lên hai hồ nước thơm, một nóng một lạnh để tắm thái tử. Trên hư không có chín con rồng hứng lấy thái tử, bốn đại thiên vương thay nhau bồng ẵm thái tử, vua trời Đao lợi dùng áo trời nâng đỡ. Lúc đó Thái tử tự bước bảy bước khắp các hướng rồi nói: Trên trời dưới đất chỉ có mình ta. Lúc bấy giờ vua Tịnh phạn đang ngồi trên cung điện báu bàn bạc chuyện triều chính thì bỗng nghe các đại thần đánh rền vang tiếng trống hoan hỉ, tấu trình thái tử đã giáng sinh, muốn đem xe báu đưa về cung điện. Trời Tì thủ yết ma hoá xe thất bảo, bốn đại Thiên vương cùng đánh xe, trên không trung, các Trời đốt các thứ hương báu để cúng dường Thái tử. Lúc này thân Thái tử đã đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi hình thể đẹp. Năm mười chín tuổi xuất gia, ba mươi tuổi thành đạo. Đây là những điểm khái quát về cuộc đời của Ngài, nếu muốn biết chi tiết xin đọc thêm trong kinh điển, ở đây kể không hết.

Không nhiễm duyên trần (Kinh Phật bản hạnh và kinh Quá khứ nhân quả).

Lúc bất giờ vua Tịnh phạn đưa sính lễ hỏi Da thâu đà la làm phi cho Thái tử. Khi đầy đủ sính lễ rồi lại tăng thêm hai bà phi nữa, một tên Cù di, một tên Lộc dã, tức bà phi thứ ba. Xây ba toà cung điện, tuyển ba nghìn cung nhân để hầu hạ Thái tử. Cung nhân ở cung điện thứ nhất hầu hạ Thái tử đầu đêm, cung nhân ở cung điện thứ hai hầu hạ Thái tử giữa đêm, cung nhân ở cung điện thứ ba hầu hạ Thái tử cuối đêm. Trong cung lúc nào cũng tấu nghìn vạn âm nhạc, ngày đêm không dứt. Lúc bấy giờ Thái tử, lúc nào cũng ở với một người phi nhưng trong tất cả những hành động không có biểu hiện của thế tục. Trong đêm thanh vắng, Thái tử vẫn tu tập thiền định, chưa bao giờ ăn ở với các bà phi theo đúng nghĩa vợ chồng.

Bồ tát hàng ma (Kinh Quán Phật tam muội hải).

Thấy Thái tử tu hành tinh tấn, vua ma Ba tuần muốn đánh phá đạo của ngài, bèn tập hợp tất cả thiên binh, rồng độc, quỉ ác… Đến chỗ Thái tử, dùng vòng dao tên lửa vây quanh bốn phía, do Thái tử nhập tam muội từ tâm nên chúng không thể làm hại. Thấy thế, Ba tuần càng điên tiết, lại sai ba người con gái đầu đội mũ trời có gắn ngọc anh lạc, hình dáng rạng rỡ, cỡi xe trang hoàng bằng bảy thứ châu báu, có rèm báu rủ xuống, chung quanh có vô số thiếu nữ đẹp đẽ trỗi nhạc, trong các lỗ chân lông của họ đều phát ra mùi thơm… Đến chỗ Thái tử, họ xuống xe chấp tay, thong thả bước tới kính lễ Thái tử. Trên tay mỗi người đều cầm những đồ đựng bằng vàng ngọc, đựng đầy cam lộ dâng lên Thái tử rồi thưa: Khi Ngài sinh ra đã có muôn nghìn vị thần nâng đỡ, sao lại bỏ ngôi nhà trời để đến dưới gốc cây này. Ta là con gái nhà trời, sáu cõi trời kia không bì kịp, xin dâng thân này lên Thái tử, xin mở lòng thương. Lúc này thân và tâm thái tử bất động, chỉ dùng ánh hào quang giữa hai lông mày phóng về phía ba người nữ. Lúc đó ba người phụ nữ thấy tất cả đờm dãi máu mủ, chín lỗ bài tiết, các mạch máu, ruột già ruột non,sinh tạng thục tạng trong thân mình đều có vô số vi trùng đang chạy quanh. Lúc đó ba người phụ nữ liền nôn ra hết. Lại thấy đầu những người đó, một biến thành đầu rắn, một biến thành đầu cáo, một biến thành đầu chó, trên lưng mỗi người lại cõng một mẹ già của chúng, tóc bạc mặt nhăn như dáng tử thi. Trước ngực mỗi đứa lại ẵm một em bé, sáu lỗ trên người những đứa bé đó đều chảy máu mủ. Cả ba phụ nữ sợ quá lật đật trốn mất.

Chê người con gái xấu (Kinh Tạp thí dụ).

Lúc đức Phật còn tại thế, có người dòng Bà la môn sinh được đứa con gái xinh đẹp không ai sánh bằng. Ngày nọ ông treo một tấm biển ngoài cửa, thách đố tất cả những ai chỉ được điểm xấu trên con gái ông sẽ được thưởng vàng. Đã trải chín mươi ngày nhưng không ai đến thách đố. Một hôm ông đưa người con đến chỗ Phật. Thấy thế, Phật quở: Cô này quá xấu, không có gì đáng khen ngợi cả. Nghe thế, đức A nan bạch Phật: Cô gái này đẹp thật mà, sao ngài chê xấu. Đức Phật dạy: Mắt không mê đắm nơi sắc dục mới gọi là mắt tốt, tai, mũi, lưỡi cũng thế. Thân không tham đắm nơi lụa là mịn láng mới gọi thân tốt, tay không lấy của cải không phải của mình mới gọi tay tốt. Bây giờ đứa con gái này, mắt mê đắm sắc dục, tai nhe tiếng, mũi ngửi hương, thân ưa những thứ lụa là mịn láng, tay thích trộm cắp, một người như thế thì không có điểm gì tốt cả.

Phật đánh đổ ham muốn người nam (Kinh Xuất diệu).

Nước Câu đàm di, có nàng Ma nhân đề sinh được người con gái xinh xắn, nàng bèn đưa nó đến chỗ đức Phật xin cho lời khuyên, đức Phật dạy: Ngươi cho đứa con gái này là đẹp sao? Thưa: Nhìn tổng thể từ đầu đến chân có chỗ nào xấu đâu. Phật dạy: Sai lầm thay mắt thịt, Ta thấy từ đầu đến chân không có chỗ nào đẹp đẽ cả, ngươi xem, trên đầu có tóc, tóc chính là lông, đuôi trâu đuôi ngụa cũng giống như thế. Dước tóc là sọ, sọ được làm bằng xương, những thứ này không khác gì đầu trâu đầu heo nơi là mổ. Trong đầu có não, não giống như bùn, mùi hôi xốc vào mũi, nếu vứt nó xuống đất thì không ai dám dẫm lên. Mắt chính là ao nước, nếu tách ghèn ra thì nó là một chất nhầy. Trong mũi có cứt mũi, trong miệng có nước miếng, ruột non ruột già, gan phổi… đều hôi thối. Những thứ như bàng quang, ruột phổi, chỉ đựng những thứ ô uế. Hai tay hai chân, được nối với nhau bằng các khớp xương. Các mạch máu, da… Đều nhờ hơi nóng để cử động. Nó giống như người gỗ, nhờ máy móc tác động lên, sau khi hết tác động rồi, tháo rời những khớp ra, đầu chân bày khắp. Con người cũng như thế, có gì đáng khen đâu.

Phật đả phá ham muốn người nữ (Kinh Ma đặng nữ).

Đức Phật dạy Ma đặng nữ, ngươi yêu bộ phận nào trên cơ thể A nan? Người nữ này thưa: Con yêu con mắt, mũi, miệng, tai, bước chân A nan. Đức Phật dạy: Trong mắt chỉ toàn nước mắt, trong mũi chỉ có cứt mũi, trong miệng chỉ là nước dãi, trong tai toàn những thứ nhơ nhớp, trong thân toàn là phẩn dãi hôi thối. Khi vợ chồng ăn nằm với nhau thì tiết ra những thứ dịch bẩn, trong dịch bẩn đó mới sinh thân người, sau khi sinh ra rồi lại chết, khi đã chết rồi, mọi người khóc lóc. Đối với thân người, có gì hay đẹp.

Mục liên từ chối phụ nữ (Kinh Thiền mật yếu).

Khi chứng quả La hán rồi, Ngài Mục liên bị một phụ nữ theo đuổi, người phụ nữ ăn mặc đẹp đẽ, muốn làm hại Ngài. Thấy thế Ngài Mục liên nói bài kệ: Thân ngươi vốn là bộ xương khô được bao bọc bởi thịt da, trong đó đều là những thứ hôi hám, không có gì tốt đẹp, tâm ta như hư không, không dính mắc điều gì. Dù có trời cõi Dục đến đây, cũng không thể làm ô nhiễm tâm ta.

Sa di giữ giới (Kinh Hiền ngu nhân duyên).

Khi Phật còn tại thế, ở nước An đà có một nam Phật tử phát tâm cúng dường một vị Tỉ kheo, một Sa di. Hàng ngày ông đều dâng thức ăn nhưng hôm kia cả nhà ông có việc ra ngoài, chỉ đứa con gái mười sáu tuổi, xinh đẹp ở nhà, cô này quên nấu thức ăn dâng cúng. Đã đến giời ăn, vị Tỉ kheo sai thầy Sa di đi lấy thức ăn. Vừa nghe tiếng gõ cửa, biết đó là thầy Sa di, cô gái vui vẻ mời vào, tỏ vẻ ham muốn, nói với thầy Sa di: Nhà tôi có rất nhiều của cải, nếu thầy làm theo tôi thì số của cải này thuộc về thầy. Thầy Sa di tự nghĩ không biết mình mang tội gì mà phải lâm vào tình cảnh như thế này, rồi nghĩ tiếp, thà mất mạng này dứt khoát không phá giới. Nếu ta trốn chạy, cô gái kia sẽ bắt lại, mọi người biết chuyện sẽ ô nhục thêm, bèn tìm cách nói với cô gái: Cô đóng cửa lại, tôi vào một phòng nghỉ ngơi một lát rồi sẽ đáp ứng ý nguyện cô. Nghe thế cô gái liền khép cửa. Vào phòng, thấy con dao trong đó, thầy Sa di mừng lắm, thầy bèn cởi áo, quì xuống chấp tay hướng về thành Câu thi na, nơi đức Phật đã nhập Niết bàn, khóc lóc phát nguyện: Con không dám phá giới đức Phật, Bồ tát, giới Hoà thượng đã chế định, xin bỏ thân mạng này. Mong đời đời kiếp kiếp, con được xuất gia tu hành cho đến ngày thành Phật. Phát nguyện xong, cắt cổ tự tử, huyết chảy lai láng. Chứng kiến cảnh tượng đó, lòng dục cô gái liền dứt hẳn, hối hận khôn nguôi, tự cắt tóc mình. Lúc này người cha quay về, gõ của nhưng không ai mở, ông bảo người xô cửa, thấy con mình như vậy, khiếp quá, ông hỏi lí do, đứa con gái im lặng không trả lời, tự nghĩ, nêu ta trả lời đúng sự thật thì xấu hổ lắm. Nếu nói thầy Sa di làm nhục mình thì sẽ đoạ vào địa ngục, chịu khổ không cùng. Suy nghĩ một lúc, cuối cùng cô cũng quyết định nói ra sự thật. Nghe chuyện, người cha bước vào phòng, chấp tay làm lễ, quốc vương nghe chuyện cũng đến kính lễ khen ngợi, những người thấy nghe đều phát tâm Bồ đề.

Quả báo tội ôm nhau ngủ (Kinh Tăng hộ).

Từ cung rồng đi ra, Tỉ kheo Tăng hộ đến một nơi, ông thấy rất nhiều cảnh đáng sợ, cung điện lâu đài và những đồ đựng… Đều được làm bằng máu, thịt. Cảnh chịu khổ do lửa đốt, tất cả có năm mươi sáu cảnh như thế (chi tiết được mô tả trong kinh). Trong đó có hai thầy Sa di đang ôm nhau ngủ, bên ngoài lửa dữ đang thiếu đốt, các cảnh khổ nối nhau không dứt. Tăng hộ bèn đến bạch đức Thế tôn, đức Thế tôn trả lời tất cả mọi câu hỏi (chi tiết được mô tả trong kinh). Cuối cùng Ngài nói: Hai thầy Sa di mà con vừa thấy, đó là người của cõi địa ngục. Khi đức Ca Diếp còn tại thế, họ là những người xuất gia, cùng đắp chung một chiếc chăn, cùng ôm nhau ngủ, nên khi rơi vào địa ngục, lửa liền đốt cháy cái chăn, hai người vẫn ôm nhau chịu khổ đến nay vẫn chưa dứt.

Nghiệp thức hoá vi trùng (Kinh Pháp cú dụ).

Lúc đức Phật tại thế có một người Phật tử thường cúng dường Tam bảo, lúc gần mất, người vợ đứng ở bên, khóc lóc đau khổ. Người chồng thấy cảnh tượng đó, ông cũng buồn bã rồi mất, nhưng thần thức ông vẫn quanh quẩn, hoá làm con trùng nhỏ rồi chui vào mũi vợ. Lúc này có một đạo nhân ngang qua, thấy người vợ đang đau khổ, ông dùng những lời khuyên nhủ. Người phụ nữ nghe thế càng khóc nhiều hơn, nước mắt nước mũi trộn lẫn, mũi chảy ra, con trùng trong mũi cũng theo đó để rơi xuống đất. Thấy vậy, người phụ nữ xấu hổ quá, muốn dùng chân dẫm lên. Vị đạo sĩ liền nói: Hãy khoan, đừng giết. Con trùng này chính là chồng của ngươi. Người phụ nữ nói: Chồng con là người ăn chay tụng kinh Phật, nỗ lực không ai bằng, sao lại làm con trùng như thế này. Đạo nhân nói: Vì ngươi quá thương tiếc, khi chồng chết lại khóc lóc, làm cho chồng ngươi quyến luyến nên đoạ làm con trùng nhỏ. Nói rồi, Đạo nhân thuyết pháp cho trùng nghe, trùng phát tâm sám hối, sau khi mất nó được sinh lên cõi trời.

Lúc gần chết là thời gian quan trọng nhất. Nếu một niệm sai lầm thì tất cả những công đức tu hành trước đó đều mất hết. Hãy cẩn thận.

******