An Sĩ Toàn Thư – Bài 63 – Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 03 – Bài 01)
Dục Hải Hồi Cuồng
Ngăn Cơn Sóng Dữ Của Biển Dục
Quyển 3: Quyết Nghị Luận Tông
Luận về Nghiệp Dâm (8 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Hình thái vật chất trong trạng thái Thái cực hỗn độn khi vũ trụ sinh ra, phân hoá làm hai loại âm dương khác nhau, rồi dần hình thành nên trời đất, có bốn mùa xuân hạ thu đông nối tiếp qua lại, con người nhờ đó sanh ra và sinh sôi nảy nở. Từ đó thấy được, sự khác nhau hình thể của nam và nữ, hoàn toàn là do trời đất tạo ra. Trời đất đã tạo ra nam nữ, mà lại ghét tình dục giữa nam nữ, là vì sao?
Đáp: Nam nữ kết hợp, xây dựng gia đình, đây là tâm nguyện lớn nhất của cha mẹ. Nếu không được cha mẹ đồng ý, mà vụng trộm, quan hệ bất chánh, sẽ bị cha mẹ ghét bỏ, coi khinh. Thái độ của cha mẹ đã như thế, thì trờiđất cũng vậy.
Câu hỏi 2: Trời đất lấy sanh trưởng vạn vật làm bổn hoài, và tình ái nam nữ là cơ sở để nhân loại nảy nở, nếu trời đất ghét bỏ và khống chế việc này, làm sao có thể đông dân được?
Đáp: Lấy sanh trưởng vạn vật làm bổn hoài, là chỉ trờiđất tâm từ ái nuôi dưỡng vạn vật, không giết chóc, hoàn toàn không phải chỉ lấy sanh sản nhiều làm mục đích. Nếuđạo trời lấy sanh nhiều làm quý, như vậy gà, chó, heo, dê một lần sanh cả mấy con; cá tôm đẻ trứng trên cả ngàn vạn, so với con người chẳng phải hợp ý trời hơn sao?
Câu hỏi 3: Thượng đế đã ghét tà dâm, thì nên làm cho con người giới tính, tướng mạo giống nhau đi, mỗi người khi lớn lên tự nhiên sanh đẻ, như vậy sẽ diệt tận gốc tà dâm. Sao thượng đế lại không làm như vậy?
Đáp: Quyền quyếtđịnh tốt xấu hoạ phúc của nhân gian, tuy nằm trong tay Thượngđế, nhưng chẳng qua là trao cho họ cái họđáng được nhận căn cứ trên nguyên tắc nhân quả mà thôi, hoàn toàn không có bất cứ tâm riêng tư nào. Huống hồ giới tính và tướng mạo nam nữ, đều từ trạng thái nội tâm của từng người trong đời quá khứ mà hình thành. Thượng đế đã không thể cưỡng ép nội tâm của nam nữ trong thiên hạđây kia như nhau, thì làm sao có thể cưỡng ép giới tính, tướng mạo của nam nữ trong thiên hạ như nhau được?
Câu hỏi 4: Việc giữa nam nữ, người đời rất là kín đáo, chẳng lẽ trờiđất quỷ thần có thể biết hết sao?
Đáp: Vũ trụ vạn pháp vốn một thể với nội tâm thế giới, đây kia không thể phân ly. Những việc mà trong lòng mình biết, thì mười phương thế giới đều có thể biết hết, đâu chỉ trờiđất quỷ thần mà thôi? Nước trong thì trăng hiện, chuột thúi thì giòi sinh, trong đó bao hàm đạo lý nhân quả liên quan, cần phải hiểu cho tường tận.
Câu hỏi 5: Sát sanh có thể làm cho đối phương đau đớn, trộm cắp có thể làm cho đối phương nghèo cùng, do đó bị trừng phạt là lý đương nhiên. Còn dâm dục giữa nam nữ, hai bên đều thấy khoái lạc, có nguy hại gì đâu?
Đáp: Hai bên quan hệ tà dâm có thể đều thấy khoái lạc, song thử hỏi người chồng của người vợ dâm ô thấy được, cũng cảm thấy khoái lạc sao? Cha mẹ anh em của cô ta thấy được, cũng cảm thấy khoái lạc sao? Trờiđất quỷ thần thấy được, cũng cảm thấy khoái lạc sao? Do đó được khoái lạc chẳng qua chỉ có một người, còn giận tức, căm ghét thì lại đầy cả hư không, sao không có tội được?
Câu hỏi 6: Nhưng sát sanh và trộm cắp, cuối cùng cái nào nặng, cái nào nhẹ?
Đáp: Sát sanh mang lại đau đớn vô cùng cho đối phương, tà dâm mang lại tiếng xấu khó chịu đựng cho người khác. Cái mà trộm cắp lấy là tài vật nuôi thân của người khác, cái mà tà dâm lấy là tài bảo nuôi tánh của người khác. Nhân tạo khác nhau thì quả báo phải chịu tự nhiên cũng khác. Do đó tạo nghiệp tội sát sanh, trộm cắp, báo ứng của nó giống như gió mạnh lửa dữ, đến nhanh, đi cũng nhanh. Phạm tội tà dâm, báo ứng của nó như mắc chứng lao suy nhược, khó mà thoát khỏi sự quấy rầy của bệnh tật. Không thể phân biệt một cách đơn giản cái nào khinh, cái nào trọng.
Câu hỏi 7: Lén lút trèo tường, ôm lấy con gái hàng xóm, có thể nói là tội chính mình tạo. Còn về những cô gái lẳng lơ, chính họ chủđộng cho ôm, tiếp nhận một cách vui sướng thì có tội gì?
Đáp: Ôm con gái là có ý gì? Con gái lẳng lơ tiếp nhận là có ý gì? Đã có thể vui vẻ tiếp nhận, cũng sẽ có lén lút ôm. Thí như thực phẩm có độc, ăn cắpăn cố nhiên sẽ chết, mà người bị bắtăn cũng sẽ chết.
Câu hỏi 8: Xâm phạm con gái nhà lành, tội lỗi cố nhiên là nặng. Còn quan hệ với tỳ nữ trong nhà, chẳng lẽ cũng có tội sao?
Đáp: Thân phận của người bị cưỡng hiếp tuy có quý tiện, nhưng hành vi gian dâm thì không có khác. Xâm phạm kỹ nữ còn có tội, huống hồ tỳ nữ trong nhà?
Phân tích nghi vấn về nhân quả (8 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Những người giàu có, thường tạo rất nhiều nghiệp dâm, vì sao không thấy báo ứng?
Đáp: Những người này sở dĩ được giàu có, là nhờ thiện duyên đời trước đã chín muồi. Đời này tuy làm ác, nhưng vẫn đang thọ phước báo đời trước, quả báo ác đời sau mới nhận. Giống như năm mất mùa mà vẫn có gạoăn là nhờ năm trước tích trữ, năm nay gặp mất mùa, năm sau mớiđói. Nghiệp thiện tạo ra trong đời trước cũng giống như vậy (Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh).
Câu hỏi 2: Sinh tư tình trai gái, với công danh luôn như nước với lửa, vì sao như vậy?
Đáp: Sinh tư tình trai gái, rất là tổn hại cho danh dự gia đình đối phương, do đó chính mình cũng sẽ bị báo ứng công danh cá nhân bị cướp đi.
Câu hỏi 3: Người háo sắc, đời sau thường bị làm thân nữ, là vì sao?
Đáp: Người lòng dâm nặng, trong tâm niệm niệm đều nghĩđến người đẹp. Do tình dẫn dắt, nên nụ cười giọng nói của mình luôn bắt chước động thái nhu mì của người đẹp, nên nam tính dần dần mấtđi. Như vậy khi đầu thai, liền do sự thay đổi của tâm thái mà chuyển thành thân nữ.
Câu hỏi 4: Nếu người nam nặng lòng dâm luôn nghĩđến người nữ, đời sau luân hồi làm thân nữ. Vậy thì người nữ nặng lòng dâm luôn nghĩđến người nam, đời sau ngược lại được làm thân nam. Sao người nữ thì may mắn, mà nam lại bất hạnh?
Đáp: Chuyển nam thành nữ là một sự rơi xuống, mà chuyển nữ thành nam là một đi lên. Cùng tạo nhân đoạ lạc, quyết không thể riêng mình được thiện quảđi lên. Như hai người cùng lúc lên núi, một người luôn nhìn xuống mà trật chân, một người luôn nhìn lên mà trật chân. Luôn nhìn xuống mà trật chân, đương nhiên sẽ rơi xuống núi. Chẳng lẽ luôn nhìn lên mà trật chân, sẽ được rơi lên đỉnh sao?
Câu hỏi 5: Con cái đã là do dục ái mà sanh, như vậy những người dục vọng nhiều, đáng lẽ nhiều con, vì sao những người đắm sắc thường lại không có con cái?
Đáp: Nguyên nhân có hai: Một là làm mất hết sinh lực của người đàn ông, không được có con trai trở lại. Hai là tinh dịch loãng, giống như người nấu rượu keo kiệt, gạo thì rất ít, mà đổ nước rất nhiều.
Câu hỏi 6: Pháp luật thế gian, cha mẹ có tội không liên luỵ gì đến con cái, quan vị không truyền cho con cháu. Nếu làm thiện sẽ khiến con cháu hưng vượng phát đạt, dâm loạn sẽ hại đến con cháu. Vậy thì dựa vào đâu mà con cháu của người làm thiện sẽ được an hưởng phước một cách tự nhiên? Con cái của người dâm loạn lại phải gặp tai ương vô vọng?
Đáp: Chính nhờđời trước tu thiện, đời nay mới sanh vào gia đình làm thiện hưởng phước. Cũng chính do đời trước tạo ác, mới phải sanh vào gia đình làm ác chịu hoạ. Hoa sen không thể mọc trên cành gai, chuột đồng há lại được sanh từ bụng voi sao?
Câu hỏi 7: Hành thiện tích đức sinh được quý tử, lý ấy rõ ràng. Nhưng người ấy có duyên với ta, mới đến đầu thai. Ngộ nhỡ phước phần tương đương mà duyên không hợp, hoặc tuy có duyên nhưng phước phần lại không ngang nhau, phải làm thế nào?
Đáp: Vô lượng kiếpđến nay, người muốn đến báo thù ta nhiều vô số, mà người muốn đến báo ân ta cũng nhiều không thể tính đếm. Làm lành thì sẽ có con cái thiện lành tương ưng với phước; làm ác thì sẽ có con cái ác tương ưng với hoạ, không cần phải lo lắng việc đầu thai!
Câu hỏi 8: Người mang tâm hiểm ác, lý nên không có con cái. Nhưng những người trì trai giữ giới, phát tâm xuất thế ây, vì sao luôn không người nối dõi?
Đáp: Những người mang tâm hiểm ác không người nối dõi, là ác báo của hành vi khắc bạc. Người tu hành không có con cái, là phước báo của thân tâm thanh tịnh. Con cháu bất tiếuở đời, làm cho ông bà cha mẹ chết không nhắm mắt, nhiều không kể xiết. Người đại thánh đại hiền, còn không thể chăm lo tốt con cháu của mình, huống hồ là những người khác? Cho dù đờiđời đều có con cháu có thể bắt chước hiềnđức của tiên nhân, nhưng hành vi dâm dục và sát sanh, thì vẫn khó tránh, truy nguyên, vẫn không phải do ta đưa tới. Cho nên người tu có trí tuệ lớn, tìm giải thoát triệt để, không chỉ muốn mình bỏ thân phàm phu, mà còn muốn từđây đoạn trừ hạt giống phàm phu của hậu thế, cúi nhìn thế gian con cháu đờiđời nối nhau không dứt, thấy tẻ nhạt vô vị vô cùng. Thí như có người đời trước làm một con mèo, sanh ra một con mèo con, chắc chắn thương yêu mãi. Nhưng nếuđời sau chuyển làm thân người, còn nhận ra con mèo này chính mình đời trước sanh ra, thấy nó trộm cá bắt chuột đủ các hành động, tất nhiên hổ thẹn hối hận không thôi. Chẳng lẽ vẫn mong giống mèo của mình bất tuyệt, sanh sản mãi không ngừng?
Hỏi Việc Đề Phòng Dâm Dục (10 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: “Phẩm Phổ Môn” nói: “Nếu có chúng sanh dâm dục nặng, thường niệm cung kính Bồ-tát Quan-thế- âm, lòng liền không còn ham muốn dâm dục”. Đây là lý gì?
Đáp: Sắc làm cho người ta mê hoặc, Phật làm cho người ta giác ngộ. Lấy giác ngộ phá trừ mê hoặc, giống như dùng đèn chiếu phá bóng tối vậy, không có gì phải nghi ngờ. Khổng tử nói: “Nếu để tâm nơi nhân nghĩa, thì sẽ không làm ác”, không phải vậy sao?
Câu hỏi 2: Thiên bảng thấy trong mộng, thứ tựấy với kết quả cuối cùng luôn ăn khớp nhau một cách kỳ diệu, do đó không có gì phải nghi. Nhưng trên thế giới mỗi quốc gia đều có văn tự khác nhau, trên trời cũng nhất định có sách trời khác với nhân gian. Người trong mộng đọc được bằng mắt phàm, chẳng lẽ trên trời sử dụng văn tự của nhân gian sao?
Đáp: Thiên bảng thấy trong mộng, là do tự tâm cảm ứng mà hiển hiện ra. Trong tâm mình chỉ có chữ mình biết, không có chữ của trời, cho nên chữ mình thấy cũng là những chữ mình biết. Giống như trong mộng nghe quỷ thần nói chuyện, người miền nam thì nghe nói giọng nam, người miền bắc thì nghe nói giọng bắc.
Câu hỏi 3: Vợ chồng quan hệ ân ái, đời sau có thành vợ chồng nữa không?
Đáp: Tình chồng vợ, nhưđám bèo cùng nổi trên sông, như chim cùng ngủ trên cây, duyên đến thì tụ, duyên hết thì tan.
Câu hỏi 3: Trong quá khứ có duyên rất sâu, nên đời này mới trở thành vợ chồng. Đời nay đã trở thành vợ chồng, thì duyên phận càng sâu, vì sao đời sau lại không thể gặp nhau?
Đáp: Hai người đời sau có dám chắc đều được thân người không? Cho dù đều được thân người, có dám chắc tuổi tác ngang nhau, phần phước như nhau, chỗở gần nhau, một người là nam, một người là nữ không?
Câu hỏi 4: Tứ Vương Thiên, Đao Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Hoá Lạc Thiên, Tha Hoá Tự Tại Thiên của Dục Giới, sáu tầng trời này càng lên cao phước đức càng sâu dày, niệm dục càng nhẹ mỏng. Lý tuy như thế, nhưng ai thấy được?
Đáp: Quan hệ phước đức sâu cạn và niệm dục nặng nhẹ của cõi trời, từ nơi cõi người cũng có thể chứng nghiệm được. Chỉ cần quán sát một chút những người ít muốn, giữ tâm trong sạch an hưởng phúc dày, và những người đắm mê sắc dục gặp hoạ khó lường, thì liền biết. Nếu mắt thấy mới tin, thì quả thật có phần quá ngu si!
Câu hỏi 5: Niệm dục của sáu cõi trời cõi dục, tuy từ dưới lên càng lúc càng nhẹ, không biết có phải vì vậy mà đoạ lạc?
Đáp: Hễ có niệm dục, là có đoạ lạc. Chính như trong “Chánh Pháp Niệm Xứ Kinh” nói: “Sự trói buộc lớn nhất của Dục giới, không gì qua nữ sắc. Người nữ trói chặt trời người, dắt họ vào ba đường ác”.
Câu hỏi 6: A-la-hán ứng hoá đến cõi phàm, cũng có vợ con, vì sao họ không bị nghiệp báo?
Đáp: Tất cả tội nghiệp đều do tâm tạo, A-la-hán đã trừ sạch niệm dục phàm phu, tất cả phiền não căn bản không có chỗ trú. Giống nhưđồ nữ trang, quần áo, ngày ngày đều mặc trên thân người nữ, nhưng chưa bao giờ lưu luyến người nữ; nữ trang, áo quần chẳng lẽ cũng mắc tội sao?
Câu hỏi 7: Một số người tu luyện thuật tiên, sử dụng phương pháp “thái âm bổ dương”, nói là có thể trường sinh bất lão, điều này có đáng tin không?
Đáp: Thần tiên tuy vẫn ở trong 7 đường (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người tiên và A-tu-la), chưa thể ra khỏi luân hồi sanh tử, nhưng nếu không phải thân tâm thanh tịnh, thoát khỏi sự trói buộc của dâm dục, thì không thể bước lên giai vị thần tiên. Làm gì có túng tình trong dâm uế, mà lại được trường sanh bất lão? Đời nay mê hoặc nhân tâm, đời sau ắt xuống địa ngục, chính là kết cục của những người này.
Câu hỏi 8: Việc giao hợp nam nữ, với thuật trường sinh bất lão, hai cái thực sự không thể tương dung như nước với lửa. Nhưng điều làm cho người ta cảm thấy kinh ngạc, là Dương Quý Phi chút xíu nữa làm cho nhà Đường tiêu diệt, mà sao sau khi chết lại được thành tiên?
Đáp: Có ai thấy bà ta thành tiên? Cho dù nhờ phước đứcđời trước mà lưu chuyển trong tiên đạo, khi phước báo hết cũng chắc chắn rơi vào ác đạo. Cổđức từng nói: “Dù ngươi làm tiên nhân, giống như quỷ giữ xác”. Có gì đáng hâm mộ đâu?
Câu hỏi 8: “Trường Hận Ca” của Bạch Cư Dị nói: “Bảy tháng bảy ngày trường sinh điện, nửa đêm không người nói một câu”. Cố nhiên là sự tưởng tượng và ký thác của tiền nhân. Nhưng Lưu Thần, Nguyễn Triệu thờiĐông Hán, hái thuốc trên núi Thiên Thai lạc đường, gặp hai tiên nữ, mờiở lại trong núi nửa năm. Ngưu Lang và Chức Nữ trên cung trờiước định ngày gặp lại. Những việc này giải thích thế nào?
Đáp: Đây đều là những chuyện bịa đặt của các văn nhân ghi lại trong Bái Sử (sách ghi những chuyện vụn vặt gom góp của dân gian, khác với chánh sử). Niệm dục của sáu cõi trời dục giới rất nhẹ, nhẹ nhàng hơn nhân gian nhiều. Nếu giống như trong Bái sử nói, thì có khác gì phàm phu tục tử? Người đời sau càng truyền càng sai, trêu chọc tiên nữ, mạo phạm thiên tôn, tạo vô lượng vô biên nghiệp khẩu.
Thọ Trì Phá Mê (10 câu hỏi đáp)
Câu hỏi 1: Quyết tâm giới dâm đã rất khó rồi, vậy mà những phương pháp thọ trì và hạng mục đưa ra, lại tường tận tỉ mỉ như vậy, có phải là có chút quá ép người ta không?
Đáp: Những phương pháp thọ trì hằng ngày này đều theo nguyên tắc trung đạo mà thiết lập, mỗi người nên theo tình trạng của mình mà hết sức tuân thủ. Nhà Nho có lễ nghi tam bách, oai nghi tam thiên. Phật giáo có 3000 oai nghi, 8 muôn tế hạnh. Chẳng phải lập ra cho một người nào.
Câu hỏi 2: Trong kinh điển nhà Nho nói: “Quân tử ưng bất cận ca vũ nữ sắc”. “Bất cận”, chỉ chẳng qua là khá hững hờ mà thôi. Nếu so sánh nó với thú dữ rắn độc, có phải có chút quá khoa trương không?
Đáp: Chết trong miệng thú dữ rắnđộc, ngàn người khó có 1, 2. Nhưng chết trong tham dục, 10 người hết 9. Từ đó cho thấy, nó còn đáng sợ hơn cả thú dữ rắn độc.
Câu hỏi 3: Luân lý cương thường bảo vệ thế gian, không gì qua những loại đạo đức lễ nghi quy phạm chếđịnh bởi lấy tư tưởng nhà Nho làm chuẩn tắc. Những câu “Nam nữ hữu biệt” của Lễ Ký, “Phi lễ vật thị” của Luận Ngữ nói, đều là ‘giới dâm’. Cần gì phải thiết lập thêm pháp quán bất tịnh… quán tưởng những vật bất tịnh trong thân?
Đáp: Tính ái nam nữ là một trong những dục vọng lớn nhất của con người. Khi ngọn lửa dục mạnh mẽ bốc lên, thường khó chế ngự, cho dù trước sau có đao, cưa, móc sắt… đủ các dụng cụ hành hình tàn khốc, có thể bị trừng phạt nghiêm khắc bất cứ lúc nào, vẫn còn tâm lý may mắn mong manh. Nếu chỉ dựa vào những ngôn từ uyển chuyển của cổ thánh tiên hiền, mà muốn lòng dâm đầy ắp chảy tan như băng tuyết và nguội lạnh đi, e là điều tuyệt đối không thể. Hơn nữa từ trên đạo lý khuyên bảo người đời, giúp cho sự giáo hoá của quân vương, không gì hơn học thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo. Khi tâm dâm manh động, dù đích thân thấy báo ứng của kẻ tham dâm hiếu sắc, cũng vẫn không thể đoạn trừ niệm dục trong tâm. Chỉ có nhận thức được thực trạng thân người ô uế bất tịnh, mới có thể căn bản đoạn trừ được. Đây chính là cái mà chúng ta nói “Khống chế mười phần, không bằng chuyển hoá một phần”. Do đó đối với giới dâm mà nói, nhất định phải lấy tu quán bất tịnh làm căn bản.
Câu hỏi 4: Pháp quán bất tịnh, cửu tưởng, đối với người bình thường mà nói cố nhiên nên tu tập. Nhưng đối với người hướng thẳng minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ, thì khi chánh trí hiện tiền, phiền não tự nhiên gột sạch, cần gì học pháp môn tiểu thừa này?
Đáp: Phật pháp rốt ráo tuy không lấy không bỏ, nhưng hạ thủ nhập môn thì cần phải có hân có yếm. “Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa” của Thiên Thai Trí giả nói: “Quán bất tịnh tuy là cửa đầu vào đạo, nhưng lại có thể thành tựu đại sựđạo quả, giải thoát sanh tử. Như thi thể trôi trên biển tuy làm người ta chán ghét, nhưng nương vào nó có thể vượt qua sóng dữ vào bờ an toàn”. Chuyên chú tu tập bất tịnh quán, có thể đạt được trí thanh tịnh, có thể sanh về nước Phật đẹpđẽ trang nghiêm. Luôn quán tưởng bất tịnh, chính là tu tịnh nghiệp. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni từng dự ngôn, thời mạt pháp có 7 loại Phật pháp đang biểu hiện tiêu vong, trong đó điều thứ 4 nói: “Đệ tử thời mạt pháp, không thích tu tập bất tịnh quán”. (Xem trong “Ma Ha Ma Da Kinh”). Do đó có thể biết, có sự hiểu biết thấuđáo đối với Phật pháp, mới tu pháp môn này một cách chăm chỉ. Trong “Kinh Đại Bát Niết Bàn” cũng nói tỉ mỉ quán tưởng tử thi, bạch cốt…, câu cuối nói: “Đây chính là đặc trưng của Bồ- tát đang hành trì pháp đại thừa”. Chẳng lẽ những quán tưởng này cũng là pháp môn tiểu thừa sao?
Câu hỏi 5: Dung mạođẹp đẽ của người con gái, hoàn toàn khác với tướng sình trướng của tử thi, làm sao có thể quán tưởng mỹ sắc như tướng sình trướng được?
Đáp: Hình tướng bên ngoài của mỹ sắc và tử thi tuy tạm thời có khác, nhưng thực tế chẳng qua là trạng thái khác nhau của hai loại cơ thể con người mà thôi. Người ta nếu chết vào mùa hè, qua một đêm liền hôi thối, sau ba, bốn ngày dòi tửa trong thi thể chui ra lúc nhúc. Dung mạođẹpđẽ yêu kiều của người con gái, thật ra cũng chẳng qua chỉ là giả tướng nhất thời mà thôi.
Câu hỏi 6: Thân máu thịt quả thật là đầyđủ thứ ô uế, điều này không cần nói nhiều. Nhưng nói trong thân có 80 loài trùng, tôi thấy khó tin quá.
Đáp: Trong kinh nói: “Phật thấy trong chén nước, tám vạn bốn ngàn trùng”. Huống hồ là thân thể chứađồ hôi dơ? Nếu nói trong thân thể người sống không có trùng, vậy thì ký sinh trùng gây bệnh trong mụt ghẻ, cho đến muỗi, bọ chét trên thân, chẳng lẽ không phải trùng sao?
Câu hỏi 7: Trong “Thiên Thọ Trì” của sách này, căn cứ Cư Quan Môn, Cư Gia Môn, Quảng Giới Môn, Diệt Tội Môn, Kinh Yếu Môn tiến hành phân loại, phân chia chương tiết. Mang 8 nguyên tắc căn bản tu dưỡngđạo đức và trị lý quốc gia của nhà Nho trong sách “Đại Học” đưa ra, tức: Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, phân thuộc về các loại môn. Tuy trên tổng thể không có vấn đề gì, nhưng trong đó cũng có mấy chỗ không phù hợp lắm, ông nghĩ sao?
Đáp: Dưới tiêu đề của mỗi loại môn, nguyên văn nói “phần nhiều thuộc” một nguyên tắc hoặc mấy nguyên tắc nào đó, hoàn toàn không nói “đều thuộc”. Vả lại cổ nhân luôn luôn chỉ trích lấy bộ phận nguyên văn, trình bày và phân tích trên tổng thể. Chẳng hạn Tăng Tử giải thích “thành ý” trong “Đại Học”, và nói “tâm rộng thân phì”, và không để ý đếnđồng thời đã nhắcđến hai mặt của thân và tâm. Giải thích “thân dân”, và trích dẫn “ngày mới lại ngày mới”, và không để ý đến nó cũng có thể dùng giải thích cho “minh đức”. Nhất định phải so sánh những cái cỏn con, mới không thiên vị.
Câu hỏi 8: Toàn bộ nội dung “Thiên Thọ Trì”, dùng hai chữ “công”, “tội” là có thể đại biểu. Sao không đưa ra việc nào có bao nhiêu công, việc nào có bao nhiêu tội, cho người ta sợ mà nỗ lực ngăn chừa?
Đáp: Công và tội đều do tâm tạo. Cùng một việc lành, phát tâm lớn thì công đức sẽ lớn, phát tâm nhỏ thì công đức sẽ nhỏ. Cùng một việc ác, tâm tham nặng thì tội sẽ nặng, tâm tham nhẹ thì tội sẽ nhẹ. Giống như chư thiên đều dùng một loại bát đựng thứcăn như nhau, do phước báo mỗi người khác nhau mà thứcăn có tinh thô khác nhau. Ba con voi, ngựa, thỏ cùng qua một con sông, bởi vì chân có ngắn dài, cho nên phương thức qua sông bèn có sâu cạn khác nhau. Sao có thể vơđũa cả nắm, kết luận trước được?
Câu hỏi 9: Trong Tỳ-kheo ni cá rồng lẫn lộn, có thể có những người nữ dâm đãng giả ni cô, dụ dỗ con gái nhà lành. Trong tiết “Đỗ Tà” trong “Cư Gia Môn”, vì sao rơiđâu mấtđiều này?
Đáp: Nếu là con gái đàng hoàng, dù bị dụ dỗ cũng sẽ không động. Nếu như bị dụ, đâu chỉ là giả ni cô dụ? Vì thấy một dâm nữ trong một ngàn ni cô mà bỏ chùa, sỉ nhục người xuất gia, có khác gì một nhà bị cháy, liền cấm thiên hạ nhóm lửa nấu cơm, như vậy thì ngu si quá!
Câu hỏi 10: Phụ nữđến chùa thắp hương nghe kinh, phần nhiều bị những kẻ lông bông dòm ngó. Cấm phụ nữ ra khỏi nhà, mới thể hiện được sự nghiêm chỉnh của trị gia. Trong tiết “Túc Khuê”, vì sao lọt mấtđiều này?
Đáp: Người nữ tin Phật làm lành, ở nhà cũng hoàn toàn có thể tu hành Phật pháp được, tuỳ tiện ra ngoài quả cũng không nên. Nhưng cũng nên nghĩđến tình trạng tuổi tác, địa điểm cụ thể và phẩm hạnh của người ấy. Nếu người phụ nữ trong nhà một lòng hướng về Phật pháp, tuân thủ toàn bộ những việc của điều 15 trong tiết “Túc Khuê”, thì nhất định có thể biết thời, cử chỉ thích đáng, đâu thể phát sinh chuyện phi lễ. Nếu đối với đi chùa đốt hương nghe kinh nhất loạt cấm chỉ, chẳng khác gì ngọn lửa bừng bừng, ngọc, đá đều cháy, khiến hết thảy phụ nữ cho đến già chết cũng không được nhờơn giáo hoá, được lợi ích từ môn cam lồ của Phật pháp. Những người đàn ông như vậy đời sau bịđoạ làm thân gái, e khó tránh khỏi. (Thuyết này vốn trong “Đại Phương Quảng Tam Giới Kinh”).