An Sĩ Toàn Thư – Bài 64 – Dục Hải Hồi Cuồng (Quyển 03 – Bài 02)

Khác Biệt Của Mang Thai (12 câu hỏi đáp)

Câu hỏi 1:  Nam nữ không giao hợp, sẽ không có con, sau khi giao hợp mới có thai. Xin hỏi người đến đầu thai, ngày ngày giữ bên cha mẹ, đợi lúc giao hợp nhập thai? Hay là tình cờ gặp được, rồi nhập thai luôn?

Đáp: Nhân duyên nghiệp báo, không thể nghĩ bàn. Nếu nhân duyên đã định phải làm con, dù thần thức đang ở xa ngàn thế giới, nam nữ giao hợp chỗ nào, chỗ đó phát ra đường ánh sáng, trong khoảng thời gian khảy móng tay, thần thức nương đường ánh sáng này nhập vào thai mẹ. Đế Thích, Phạm Vương không cản được, Tu-di sơn, núi Thiết Vi cũng không thể ngăn ngại.

Câu hỏi 2: Người thế gian chỉ cách bức vách, là đã không thấy không nghe. Ngoài một dặm, là đã khó đến nơi lập tức. Cách xa ngàn vạn cõi nước, thần thức lại làm sao biết được, và không có chướng ngại?

Đáp: Cái mà con người bị chướng ngại là hình thể của mình, mà không phải là thần thức của mình. Diên Lăng Lý Tử nói: “Thân thể nặng thuộc bùn đất, đây là số phận không thể kháng cự, và linh hồn thì không đâu không đến”. (Xem “Lễ Ký-Đàn Cung hạ”) Thí như trong mộng đi ngàn vạn dặm, bỗng tỉnh giấc, thấy thân thể vẫn nằm ở trên giường, có tường vách ngăn cách cũng vậy, nháy mắt liềnđến, không có xa gần. Thần thứcđầu thai cũng như vậy.

Câu hỏi 3: Có những cặp vợ chồng, ngày ngày bên nhau mà vẫn không thể sinh con. Do thần thức không đến, hay vì mạng không có con?

Đáp: Thần thức không đến, chính là mạng không con. mạng không có con, thần thức tự nhiên không đến. “Tăng Nhất A Hàm Kinh” nói: “Khi nam nữđộng phòng, thần thức không đến đầu thai; hoặc khi thần thứcđến đầu thai, nam nữ lại không động phòng, đều không thể có thai. Nếu người nữ không có niệm dục mà người nam niệm dục mãnh liệt, hoặc người nam vô dục mà người nữ niệm dục mãnh liệt, cũng sẽ không thọ thai. Ngoài ra, nếu người nam không bệnh mà người nữ có bệnh, hoặc người nữ không bệnh mà người nam có bệnh, cũng sẽ không thọ thai. “Pháp Uyển Châu Lâm” nói: “Nếu cha mẹ phước lớn, người đầu thai phước nhỏ, thì không thể nhập thai. Nếu cha mẹ phước nhỏ, người đầu thai phước lớn, cũng không thể nhập thai. Cha mẹ con cái phước phải ngang nhau, mới có thể nhập thai”.

Câu hỏi 4: Đứa con được sanh ra bởi tình yêu tội lỗi, một ngàn đứa khó may mắn còn được một đứa, đây là mạng định không được làm con của họ. Nhưng đã không được làm con của họ, thì không nên đầu thai. Đầu thai rồi mà vẫn bị giết, là vì sao?

Đáp: Đây đều là trả nghiệp. Cái mà đứa trẻđầu thai đền trả là thân mạng; cái mà cha mẹ đền trả là tiếng xấu.

Câu hỏi 5: Con trai nhà giàu lấy con gái nhà nghèo, hoặc con gái nhà giàu lấy con trai nhà nghèo, cha mẹ hai bên với đứa con đầu thai, phước phần của ba người khác nhau xa, vì sao cũng có thể có thai?

Đáp: Đây là do đứa con đến đầu thai đời trước tu phước có chỗ khuyết thiếu, hoặc chỉ được cha phú quý, hoặc chỉ được mẹ phú quý. Nếu cha mẹ đáng được quý tử có phước, hoặc con cái đáng được cha mẹ phú quý, nhân duyên không đồng, cũng có thể có thai. “A Nan Vấn Giải Thập Nhị Nhân Duyên Kinh” nói: Con cái đến đầu thai với ba nguyên do: Một là cha mẹ đời trước thiếu tiền tài của con cái, hai là con cái đời trước thiếu tiền tài của cha mẹ, ba là oan gia đến làm con cái”.

Câu hỏi 6: Người thai, hoặc là đầu thai vào nhà giàu có, hoặc là đầu thai vào nhà bần tiện, vậy thì tình trạng lúc đầu thai là giống nhau hay là khác nhau? Chính họ biết nhà họ sắp đầu thai vào giàu có, nghèo khó, hay là không biết?

Đáp: Giữa hai cái có chỗ khác nhau, có điều người đầu thai đối với tương lai hoàn toàn không biết. “Luận Du Già” nói: “Người đầu thai phước bạc, sẽ sanh vào gia đình địa vị thấp. Khi họ chết, cho đến khi nhập thai, nghe đủ thứ âm thanh hỗn loạn, hoặc thấy mình chui vào rừng lau trúc dày đặc. Người đầu thai phước dày, sẽ sanh vào nhà địa vị tôn quý. Vào lúc đó, nó cảm thấy yên tĩnh đẹp đẽ, hoặc nghe những tiếng nhạc hay, hoặc thấy mình đi lên cung điện.

Câu hỏi 7: Trong kinh nói thân trung ấm nam khi nhập thai, sanh luyến ái đối với mẹ, khởi ganh ghét đối với cha. Thân trung ấm nữ khi nhập thai, sanh luyến ái đối với cha, khởi ganh ghét đối với mẹ. Lý tuy như thế, nhưng có gì làm chứng?

Đáp: Chứng cứ chính là sự hướng khác nhau của thai hình. Thai nam mặt hướng về mẹ nhưng quay lưng đối với cha, thai nữ mặt hướng về cha nhưng quay lưng đối với mẹ. Tâm yêu ghét đã có chỗ khác thì sự hướng của thân thể cũng theo đó mà khác. “Xử Thai Kinh” nói: “Nếu là con trai, ngồi ở vị trí hông phải của bụng mẹ, hai tay che mặt, mặt quay về phía sống lưng mẹ. Nếu là con gái, ngồi ở vị trí hông trái của bụng mẹ, hai tay che mặt, lưng quay về phía sống lưng mẹ”.

Câu hỏi 8: Khi nam nữ giao hợp, thần thức phải đến đầu thai trước, sau đó mới có thể có thai. Nhưng ở đời có một vài trường hợp sản phụ khi lâm bồn, thấy một người nào đó vào phòng sanh, dò hỏi về người ấy, biết thời gian chết của họ trùng với lúc này. Trong thời gian mang thai của người mẹ, người ấy vẫn sống ở đời, vậy thì khi cha mẹ giao hợp, có người khác nhập thai thay họ sao? Nếu không có thân trung ấm nhập thai, thì không thể có thai. Nếu có thân trung ấm nhập thai, thân trung ấm ấy nhất định là người khác. Không thì sao lại khi sắp sinh thấy người ấy vào phòng sanh được?

Đáp: Xây dựng nhà cửa, cần gì phải chính mình đốc công. Quy mô và kiểu dáng của kiến trúc, cũng vậy có thể theo yêu cầu của mình hoàn thành. Nhà ở làm xong, đốc công tức phải ra đi. Thai nhi đủ tháng, thần thức của mình mới đến. Thọ mạng người này tuy chưa hết, nhưng vẫn có thể đầu thai, tự nhiên sẽ có người nợ ông ta kiếp trước, đến trụ thai trước thay ông ta.

Câu hỏi 9: Căn cứ tình huống đồn đại của thế gian mà nhìn, thần thức nhập thai là khi sắp sanh. Nhưng căn cứ sự ghi chép của kinh, thần thứcđầu thai là trước 10 tháng. Sao hai cách nói không nhất trí?

Đáp: Lúc sắp sanh nhập thai, trong ngàn vạn người khó có một. Nếu không phải là phước đức quá khứ của anh ta rất lớn, không phải chịu khổ bào thai. Thì cũng chính là khi cha mẹ mang thai, thọ mạng người này chưa hết, đến khi sắp sanh, mới chết đây sanh kia, tình huống này thỉnh thoảng cũng có. Thí như tước vị quan chức, từ lý lịch từng bước thắng cấp là lý thường tình, đặc cách là trường hợp ngoại lệ.

Câu hỏi 10: Nếu là thai song sinh, trong bụng người mẹ chắc chắn có hai thân trung ấm, chúng nhập thai cùng lúc, hay là có trước có sau?

Đáp: Có cùng lúc, cũng có trước có sau. Nếu nhập thai cùng lúc, thì người sinh ra trước là anh, người sinh ra sau là em. Nếu khi nhập thai có trước có sau, thì người sinh ra trước là em, người sinh ra sau là anh. Thí như hạt đào đổ vào ống tre, vào sau ra trước. (Thuyết này vốn trong “Pháp Uyển Châu Lâm”)

Câu hỏi 11: Cùng là mang thai, nhưng đứa trẻ sanh ra có đứa đẹp đẽ, có đứa tàn tật, có đen có trắng, đủ thứ khác nhau, đây là vì sao?

Đáp: Một là do nguyên nhân đời trước của đứa trẻ, một là do nguyên nhân đời nay của người mẹ. Nếu đứa trẻ này đời trước nhu hoà nhẫn nhục, đắp vẽ tượng Phật, thân cận người tu, đời nay tự nhiên tướng mạo đẹp đẽ. Nếu đời trước che ánh sáng của Phật, lấy của Tam bảo Phật, Pháp, Tăng, sân giận ưa đánh nhau, thay người kiện tụng, hoặc chê cười người xấu, đời nay tự nhiên tướng mạo xấu xí. (Thuyết này vốn trong “Nghiệp Báo Sai Biệt Kinh”, “Tam Giới Kinh”.) Nếu người mẹ trong thời kỳ mang thai, tiếp cận những chỗ khói bám đen, màu da của thai nhi sẽ trở thành đen. Ở chỗ mát mẻ, màu da của thai nhi sẽ trở thành trắng. Thích ăn vị mặn, đứa trẻ sẽ ít tóc. Quan hệ nam nữ nhiều, đứa trẻ thường hay bị ghẻ. Nếu nhảy nhót, vác nặng, đứa trẻ sẽ tay chân tàn tật. (Thuyết này vốn trong “Pháp Uyển Châu Lâm”.)

Câu hỏi 12: Người ta thường nói thân mình là cái cha mẹ ban cho. Xin hỏi phần nào của cha ban, phần nào của mẹ ban?

Đáp: Móng răng xương khớp, tuỷ não gân mạch, hễ những phần cứng, đều là của cha ban. Má mắt lưỡi họng, tâm gan tỳ thận, tóc lông máu ruột, hễ những phần mềm, đều là của mẹ ban. (Thuyết này vốn trong “Tu Hành Đạo Địa Kinh”)

Hình Hài Mất Thần Thức Còn (6 câu hỏi đáp)

Câu hỏi 1: “Thượng Thư” nói: “Làm thiện được phước, làm ác bị hoạ”. Chẳng qua chỉ người sống ở trên đời, do làm thiện, làm ác khác nhau mà bị báo ứng của trời. Nếu người chết rồi, hình hài, thần thức đều đã tiêu diệt, cho dù có tội, làm sao thọ báo?

Đáp: Hình hài tuy tiêu vong, nhưng tâm tánh vẫn trường tồn. Thí như ngũ cốc, thân rễ tuy đã khô héo, nhưng hạt rơi xuống đất, mùa xuân năm sau vẫn lên mầm. Người tu phước đầu thai làm người, làm trời; người tạo ác đoạ ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tình huống cũng là như vậy.

Giả Nghị thời nhà Hán nói: “Thiên biến vạn hoá, không hẳn là hết, bỗng lại làm người” (trích “Hán Thư”). Nguỵ Bá Khởi thời Bắc Tề nói: “Có quá khứ, hiện tại, vị lai, trải ba đời thần thức thường bất diệt” (trích “Nguỵ Thư”). Trương Tử Hậu thời Bắc Tống nói: “Cái mà chết không mất, là tánh” (trích “Hoành Cừ Ngữ Lục”). Do đó nói đến sống và chết, chỉ là ngay nơi nhục thể mà nói, không liên quan gì với tâm tánh.

Nếu nói sau khi chết thần thức liền theo đó diệt mất, vậy thì Cổn cha Đại Võ bị đày đến Vũ Sơn, sau khi chết thần thức hoá thành con gấu, xem “Sử Ký Chánh Nghĩa”. Lã Hậu dùng thuốc độc giết Triệu vương Như Ý, Như Ý sau khi chết hoá làm chó, Lã Hậu do đó mắc bệnh mà chết (xem Ngũ Hành Chí sách “Hán Thư”). Đại phu Bá Hữu nước Trịnh bị giết, sau khi chết biến thành ác quỷ đến báo thù, làm cho người nước Trịnh sợ hãi bất an, (xem “Trang Công Bát Niên – Tả Truyện”). Tề Tương Công phái Bành Sinh mưu sát Lỗ Hoàn Công, để thoái thác tội lỗi lại đưa Bành Sinh vào chỗ chết, Bành Sinh hoá làm một con heo lớn đến báo oán, (xem “Trang Công Bát Niên – Tả Truyện”). Những ghi chép sự thật lịch sử trên, đều xảy ra trước Hán Minh Đế. Có thể biết trước khi Phật pháp truyềnđến Trung Quốc, lý luân hồi thần thức không diệt đã rõ ràng trong thiên hạ. Lý luận cho rằng con người sau khi chết sinh mệnh hoàn toàn đoạn diệt, chỉ có thể lừa dối những kẻ ngu si, không thể lừa được người trí.

Câu hỏi 2: Đạo lý luân hồi nếu thật có, Khổng tử vì sao chưa hề nói tới?

Đáp: Khổng Tử đã nói rất tỉ mỉ. “Hệ Từ Thượng – Dịch Truyện” nói: “Tinh khí làm vật, du hồn làm biến, cho nên biết tình trạng của quỷ thần”. “Tinh khí” là chỉ mang bầu sau khi đầu thai, “du hồn” thì chỉ tình trạng trước đầu thai. Đã biết được tình trạng trong đó, lý luân hồi sẽ rất rõ ràng. “Trung Dung” nói: “Thành giả, vật chi thuỷ chung” (người có thành tâm thành tựu tự ngã, và con đường là cái chính mình tìm được. Thành tâm quán xuyên thuỷ chung vạn vật, không có thành tâm sự tồn tại của vạn vật liền không có ý nghĩa), mà không nói “thuỷ chung”, chính là vì thấy được sự tuần hoàn bất tận mà không đoạn diệt của hiện tượng sinh mạng. Đáng tiếc Nho gia về sau không rõ ý của nguyên văn.

Câu hỏi 3: Câu “tinh khí làm vật, du hồn làm biến” của Khổng tử, chẳng qua là đang nói sinh mệnh tồn tại và nguyên lý sanh ra. Nếu cho rằng cái mà nó chỉ là tình hình chuyển sinh của hậu thế, không phải hơi hoang đường sao?

Đáp: Luân hồi sanh tử là pháp tắc tồn tại phổ biến ở đời, thấy trong ví dụ ghi chép nhiều vô số. Nếu cho rằng những điều này đều là hoang đường, thì mới là thật hoang đường. Chẳng lẽ anh không nghe nói Văn Xương Đế Quân từng làm sĩ đại phu 17 đời sao? (xem “Văn Xương Bảo Huấn”). Không nghe nói Viên Áng đời Hán trong 10 đời sau đều là cao tăng giới luật tinh nghiêm sao? (xem “Thuỷ Sám Duyên Khởi”). Không nghe nói tiều phu nọ chuyển sinh làm Lương Võ Đế sao? (xem “Kim Cang Cảm Ứng Lục”). Không nghe nói Vương Tăng là Tăng Tử chuyển thế (xem “Văn Xương Tích Tự Văn”), Tô Đông Pha đời nhà Tống là hậu thân của thiền sư Sư Giới chùa Ngũ Tổ, tằng Lỗ Công là hậu thân của thiền sư Thảo Đường Thanh sao? (xem “Long Thư Tịnh Độ Văn”). Không nghe nói Vĩnh công chuyển sinh làm Phòng Quản đời Đường sao? (xem “Pháp Hỷ Chí”). Không nghe nói hậu thân của Tốn trưởng lão là Lý Thị Lang, hậu thân của Nam am chủ là Trần Trung Túc, hậu thân của tăng Tri Tạng là Trương Văn Định, hậu thân của Nghiêm thủ toạ là Vương Quy Linh? (xem “Trúc Song Nhị Bút” và Chư Công Bổn Truyện) không chịu đọc nhiều hiểu rộng, kiểu ếch ngồi đáy giếng, cố chấp, là sao?

Câu hỏi 4: Những ví dụ mà anh đưa ra, tuy đều có chứng cứ, đáng tiếc là không phải phát xuất từ chính sử.

Đáp: Chánh sử là đối lại với Bái sử mà nói, chánh sử đáng tin, bái sử không đáng tin. Song cái mà các sách “ Văn Xương Bảo Huấn”. trình bày đều là chân lý chói lọi, có thể hỏi quỷ thần mà quyết chắc, tánh chân thật của nó trên chính sử, cần phải đặc biệt coi trọng. Nếu phải cho rằng chỉ có sự ghi chép của sử thần mới đáng tin, thì những thí dụ về luân hồi được ghi chép trong “Nhị Thập Nhất Sử” hiện còn cũng đếm không xuể. Cái khác không cần nói nhiều, xin lược cử vài câu chuyện mà ai cũng biết:

Tiền thân của Dương Hỗ là con trai hàng xóm nhà họ Lý, (xem “Dương Hỗ Truyện – Tấn Thư”). Tiền thân của Lương Nguyên Đế là một vị tăng chột mắt, (xem “Lương Bổn Kỷ hạ – Nam Sử”). Tiền thân của Lưu Thị Nữ là Lý Thứ (xem “Lý Hài Truyện – Tống Sử”). Tiền thân của Lưu Hàng là Ngưu Tăng Nhụ tể tướng đời Đường (xem “Lưu Hàng Truyện – Tống Sử”). Tiền thân của Phạm Tổ Vũ là Đặng Vũđại tướng quân nhà Đông Hán (xem “Phạm Tổ Vũ Truyện – Tống Sử”). Tiền thân của Quách Tường Chánh là Lý Bạch thi nhân đời Đường (xem “Quách Tường Chánh Truyện Tống Sử”). Tiền thân của Hạ Nguyên Cát là Khuất Nguyên (xem “Hoàng Minh Thống Kỷ”). Những ghi chép tương tự nhiều lắm.

Về những việc cụ thể tiên thiên tinh tú giáng sinh nhân gian, như con trai Thượng đế giáng sinh làm Tề Cao Tổ Tiêu Đạo Thành (xem “Tường Thuỵ Chí – Nam Tề Thư”). Thần Nhân giáng sinh đầu thai làm Đường Đại Tông (xem “Chương Kính Hoàng Hậu Truyện – Tân Đường Thư”). Lai Hoà Thiên Tôn giáng sinh làm Tống Chân Tông (xem “Ngu Tập Truyện – Nguyên Sử”). Văn Xương Tinh giáng sinh làm Lã Trọng Thật (xem “Lã Tư Thành Truyện – Nguyên Sử”). Những câu chuyện này trong Sử Thư ghi chép rất rõ ràng, hoàn toàn có thể khảo chứng.

Còn có sau khi chết nhiều ngày sống lại, mấy năm sau sống lại, kể lại những việc cõi âm cực kỳ linh nghiệm, lược cử mấy chuyện:

Như Hoàn Mỗ người Trường Sa, Lý Nga con gái Vũ Lăng (xem “Ngũ Hành Chí – Hậu Hán Thư”). Tỳ nữ chôn theo trong mộ cha Can Bảo (xem “Can Bảo Truyện – Tấn Thư”). Cô gái trong mộ thời Nguỵ Minh Đế, Trần Tiêu dân An Ngô năm thứ 4 niên hiệu Vĩnh An nhà Ngô, tỳ nữ của Đỗ Tích thời Tấn HuệĐế, bé gái nhà họ Hoàng ởĐông Dương thời Tấn An Đế (xem “Ngũ Hành Chí – Tống Thư”). Người Hành Đô năm thứ 13 niên hiệu Thuần Hy thời Nam Tống (xem “Ngũ Hành Chí – Tống Thư”). Mỗi mỗi có thể tra khảo.

Còn về những việc cụ thể người nam đang sống biến thành động vật, như Công Dương Ai biến thành hổ (xem “Trương Hành Liệt Truyện” – Hậu Hán Thư”).

Năm thứ 6 Khai Hoàng nhà Tuỳ, Hoắc Châu có lão ông hoá làm mãnh thú (xem “Ngũ Hành Chí – Tuỳ Thư”). Năm thứ 5 Càn Đạo thời Nam Tống, ở Hành Tương có người biến thành hổ (xem “Ngũ Hành Chí – Tống Sử”)…

Những việc cụ thể người nữđang sống biến thành động vật, như thời Linh Đế nhà Đông Hán, mẹ Hoàng thịở Giang Hạ biến thành ba ba (xem “Ngũ Hành Chí  Hậu Hán Thư”). Thời Nguỵ Văn Đế, mẹ Tống Sĩ Tông ở Thanh Hà biến thành con ba ba (xem “Ngũ Hành Chí – Tống Thư”).

Những việc cụ thể cách thế vẫn làm vợ chồng, như cô gái nước Lương thời Tấn Huệ Đế (xem “Ngũ Hành Chí Tống Thư”). Lương Thị vợ con trai nhà họ Vương thời Nam Tống mạt niên (xem “Liệt Nữ Truyện – Tống Sử”). Những câu chuyện trên đều là những án lệ đặc biệt rõ ràng trong Sử Thư.

Lại có thiên nữ sanh hạ thuỷ tổ nhà Bắc Nguỵ (xem “Tự Kỷ – Nguỵ Thư”). Hàn Cầm sau khi chết làm Diêm La Vương ở Âm phủ (xem “Hàn Cầm Truyện – Tuỳ Thư”). Tân Ngạn Chi xây hai tháp Phật 15 tầngở Lộ Châu, nhờ công đức này sanh lên cõi trời (xem “Tân Ngạn Chi Truyện – Tuỳ Thư”). Dữu Ngạn bảo niệm Phật tụng kinh, vãng sanh nước Phật Di-đà (xem “Dữu Sân Truyện – Lương Thư”). Vương Tân Trọng sửa chùa cổ, đào đất gặp bia đời trước (xem “Vương Tân Truyện – Tống Sử”). Triệu vương Thái Hưng kinh đô Bắc Nguỵ, mừng sinh nhật làm chay cúng dường chúng tăng, cảm được thần tăng đến dự (xem “Cảnh Mục Thập Nhị Vương Truyện – Bắc Sử”). Từ Hiếu Khắc lâm chung ngồi yên niệm Phật, hương lạ đầy phòng (xem “Từ Hiếu Khắc Truyện – Trần Thư”). Lục Pháp Hoà lâm chung ngồi yên thị tịch, khi liệm thân thể rút nhỏ còn khoảng 1 mét, Văn Tuyên Đế nhà Bắc Tề cho mở quan tài kiểm tra thực hư, chỉ thấy quan tài trống rỗng (xem “Lục Pháp Hoà Truyện – Bắc Sử”). Lư Cảnh Dụ trong ngục Tấn Dương chí tâm tụng kinh, gông cùm trên thân tự nhiên rơi xuống (xem “Lư Cảnh Dụ Truyện – Bắc sử”). Trương Hiếu Thuỷ làm chay thỉnh tăng tụng kinh Dược Sư, mắt ông nội do đó sáng lại (xem “Trương Nguyên Truyện – Bắc Sử”). Những việc cụ thể trên, đều là những ghi chép thật của sử quan nhà Nho nổi tiếng, chẳng lẽ là bịa đặt sao?

Ngoài trời đất, chuyện lạ vốn nhiều. Trong vũ trụ, điều nghe lạ tai không ít. Con người ta chẳng qua chỉ sống ở một góc xa xôi giữa trời đất, những người mà họ gặp đều là người phàm, sách mà họ đọc chỉ là sách đời. Sau khi lớn vừa biết yêu, liền phải bận bịu cưới vợ sanh con, làm ăn sinh sống. Con cái còn chưa cưới gả, thì đã bạc đầu, tuổi già sắp tới. Cũng không trách sanh không biết từ đâu đến, chết không biết đi về đâu, ngày ngày ở trong luân hồi, lại không tin có đạo lý nhân quả luân hồi, thật là đáng thương!

Câu hỏi 5: Đạo lý nhân quả luân hồi, xem ra quả thật không có vấn đề gì. Nhưng cái mà tôi nói, là quan điểm của cuốn sách nọ, người nọ, hoàn toàn chẳng phải không có căn cứ. Người nọ nói: “Sau khi hình hài của người chết tiêu hoại, tinh thần phiêu tán tứ phương như không khí. Hiện tượng thác sanh, chẳng qua chỉ là gặp phải tinh khí đang sống này, nhờ tình cờ đúng lúc chưa tiêu tán mà thôi”.

Đáp: Anh đã đọc “Kim Đằng – Thượng Thư” chưa? Chu Võ Vương mắc trọng bệnh, em trai Chu Công muốn chết thay anh, bèn cầu nguyện trước tằng tổ Thái Vương, ông nội Vương Quý và cha Chu Văn Vương rằng: “Con rất hiếu thuận tổ tiên của con, đa tài đa nghệ, có thể hầu hạ tổ tiên”. Nếu theo quan điểm đoạn diệt tinh thần tiêu theo nhục thể, thì Chu Công đã chết thay Vũ Vương, hình hài của ông ta sẽ tiêu mất, tinh thần cũng sẽ phiêu tán tiêu mất, dù có đa tài đa nghệ, cũng đã hoàn toàn tiêu mất, làm sao hầu hạ tổ tiên được? Vả lại lễ nghi cúng tế luôn được thánh xưa coi trọng, nếu tổ tông đã tiêu mất, thì Khổng tử khen ngợi Đại Võ “ăn uống đạm bạc mà hết sức hiếu kính quỷ thần”, những hành động này của thánh nhân không phải là quá cổ hủ sao? Nếu nói lời của người nọ không thể không tin, thì lời của Nghiêu, Thuấn, Chu Công, Khổng tử càng không thể không tin. Nếu lời của Nghiêu, Thuấn, Chu Công, Khổng Tử không đáng tin, thì càng không cần nói là người nọ. Không chỉ thế, người nọ đã chết, những đệ tử hôm nay còn đang thừa hành thuyếtđoạn diệt của ông ta, cho dù người nọ rất hiền minh, hiện tại cũng đã tiêu mất, xuân thu hai lần cúng tế hoàn toàn có thể không cần. Nếu hiện tại vẫn đang cúng tế, vậy thì học thuyết của người nọ đã không được các đệ tử của ông ta tuân thủ nữa rồi, làm sao có thể làm cho thiên hạđời sau tín phục? Nếu nói đầu thai thác sinh là tình cờ gặp tinh khí chưa tiêu mất, vậy thì tất cả nhân loại trước mắt, chẳng lẽ đều là nhờ tinh khí vô tình chưa tan mất mà sanh ra cả hay sao? Quả thật tôi cảm thấy khó hiểu đối với cách nói của ông ta!

Câu hỏi 6: Về đạo lý cúng tế, người nọ cũng từng nói qua, vì cái mà con cháu tiếp nhận là hơi thở của tổ tông, hai hơi thở hợp nhau, nên đã cảm ứng.

Đáp: Vậy thì khi cúng tế thần linh sông núi Ngũ nhạc (năm quả núi ỉớn tiêu biểu ở bốn phương và vùng giữa Trung Quốc: Đông nhạc Thái Sơn, Tây nhạc Hoa Sơn, Nam nhạc Hành Sơn, Bắc nhạc Hằng Sơn và Trung NhạcTung Sơn), Tứ độc (sông Trường Giang, sông Hoàng Hà, sông Hoài, sông Tế), người cúng tế không phải là con cháu của họ, thì có cảm ứng không? Mạnh Tử nói: “Để ông ta chủ trì cúng tế, trăm thần đều đến thọ dụng”. Chẳng lẽ Thuấn, Vũ là con cháu của trăm thần sao? Nếu sau khi con người chết quả thật tiêu mất hết, không thể vì hành động của mình mà bị báo ứng. Vậy thì những người cảđời tu hành nghiêm túc, ngược lại không bằng những bọn dung tục đắm mê nữ sắc, tham đắm tiền tài. Và những người làm nhiều việc ác ấy lại may mắn thoát khỏi, mưu đồấy ngược lại được thực hiện. Ngạn ngữ nói: “Nếu không có thiện ác báo ứng, Thượng đếđâu nỡ cư xử với Nhan Uyên như thế? Nếu không có ngục quỷ luân hồi, Thượng đế vì đâu phải thiên vị Tào Tháo? Hơn nữa thế đạo nhân tâm ngày một suy thoái, kiệt lực tuyên dương thiện ác báo ứng, còn không thể vãn hồi. Ngược lại mở cửa phương tiện không chút kiêng kị, khác gì nơi chỗ vỡ của sông ngòi lại sắp phá bờ, cầu sắp sập lại chặt phá cột rầm, chỉ có thể giúp thêm cho sự tiêu vong luân lý đạo đức thế gian.