An Sĩ Toàn Thư – Tập 54 (Vạn Thiện Tiên Tư Tập – Tập 14)
Hỏi: Kinh nói: Người ăn dê, dê ăn người, đời đời kiếp kiếp, qua lại ăn nhau; vì nhân duyên đó, trải qua trăm ngàn kiếp, mãi ở trong sanh tử. Lấy đó mà suy, thì ăn thịt các loài động vật khác cũng thế.
Như vậy thì người ta sanh ra ở đời, động tay động chân đều có tội, quả là đáng sợ, đúng thật vậy sao?
Trả lời: Lời Phật không hư dối, ý kinh không sai chạy, luân hồi báo ứng, giống như hoang đường, nhưng thật thì quả đúng. Con người ta, tâm có sức mạnh kinh khủng; sức kéo của tâm, thân không cưỡng lại được. Cho nên tâm sầu thì khuôn mặt nhăn nhó, tâm hỷ thì diện mạo vui tươi. Khổ vui tạm thời mà còn sai sử được diện mạo, vĩnh viễn chắc chắn thay hình. Mạnh Tử nói: “Điểm khác nhau giữa con người và cầm thú rất ít, chỉ kém ở chỗ con người có thiên tính nhân nghĩa đạo đức.
Thông thường người ta đều không biết điểm đáng quý của nhân nghĩa ở chỗ nào, cho nên đã quay lưng lại với nó, chỉ có hàng quân tử mới biết sự trân quý của nhân nghĩa, giữ nó lại, đồng thời phát dương nó”. Đã rất ít mà còn bỏ đi, thì đồng thể với cầm thú. Đồng thể với cầm thú, thì diện mạo theo tâm. Tâm mạnh thì chuyển diện mạo luôn trong đời này, tâm yếu thì tạo diện mạo đời sau. Nhanh chậm có chút khác nhau, nhưng rốt ráo như nhau.
Như Hoạ Sư biến làm ngựa, Cận Thượng biến làm trăn, là đời sau; Phong Thiệu biến làm hổ, Minh Sâm biến làm rắn, là đời này. Cái lý biến chuyển của Minh Sâm, giống với Hoạ Sư, một do nghiệp vẽ, để tâm hết nơi ngựa hay; một do học thuyết, chỉ quán tưởng rắn. Tâm đâu hình thể đấy, ý thành thì ngã đổi, rắn ngựa thay vào. Song hoặc biến hoá nhanh hoặc nhận từ từ, thì nhanh chậm khác nhau.
Cái lý biến chuyển của Phong Thiệu, giống với Cận Thượng; một do bạo ác, tâm tánh như cọp, một do thù hận, tâm như mãng xà. Tâm sao thì hình vậy, lý đồng thì sự đẳng, trăn hổ như nhau.
Song Song hoặc biến hoá nhanh, hoặc thọ nhận từ từ, cũng nhanh chậm khác nhau. Căn cứ vào đây mà nói, thì thuyết luân hồi, không có gì để nghi ngờ nữa. Luân hồi không nghi, thì ngã làm ngã, cũng không tránh khỏi, vì sao? Việc thiện khó làm, đường ác dễ đi, tức nay tâm tham, tâm sân, tâm ác độc, tâm ghen ghét, tâm đố kỵ, tâm ái luyến, tâm kiêu mạn, tâm vọng tưởng, tâm cống cao, tâm danh, tâm lợi, tâm sát, tâm dâm, gặp việc là hiện ra trước mắt, chảy mãi không ngừng. Ai chẳng phải là tướng xà rắn, chẳng là nhân hổ ngựa. Nhưng tứ chi cửu khiếu, chỉ là thân thể tạm thời; vợ đẹp con xinh, chỉ là quyến thuộc chốc lát. Một hơi thở ra không hít vào, còn nói năng người vật gì nữa? Đây giống như Y Duẫn thản nhiên trước vương vị, Chu Huyền thích chỗ giết heo; đãi khách bốn phương, hao vàng vạn lạng; bắt chước Liên Kỵ nước Tần, khen Như Để nước Tấn. Tôi e sẽ bị thảm thương, mình làm mình chịu. Điều mà Chu Ngung nói, chẳng phải là sầu bi sao?
Nói đến người và vật không khác, nhưng người sở dĩ không giết người, nguyên do có ba: một là không dám, hai là không nỡ, ba là thói quen. Dân đen, hiệp khách, không ai là không muốn bài trừ kẻ đối lập, đâm chém kẻ thù; song vẫn khoanh tay, ôm lòng ác, nhưng do đọc sách mà sợ, đỉnh hình mà lo, đây gọi là không dám; Người nắm quyền sanh sát, thế đáng bạo ngược, lực đáng tung hoành.
Song cầm tù một người, do dự không làm; giết chết một người, thương xót không an. Nhưng do cùng là con người, cùng thể động lòng; goá phụ cô nhi, cô đơn đáng thương; đây gọi là không nỡ. Đã không dám lại không nỡ, thì việc giết người, ở đời hiếm có. Máu sông Vị, có thể cả đời chưa thấy; đồ tể Hà Nam, có thể suốt năm chưa nghe. Thói nhà thành tục, thói đời thành phong. Dù là đồ đệ Dược Tung, ngang ngược với Táo Quân; bè đảng Cát Tu, chặn nhầm Chí Hậu, mà còn cầm gậy không buông, cầm gươm không dám xông tới; ý sợ khi sắp giết, thụt tay khi sắp chết; đây gọi là thói quen.
Ba việc đỡ nhau, thì bá tánh cũng được nhờ. Còn vật thì không thế, xuất thân hèn mọn, không bị cấm bởi tuổi của Cao Tô; những loài ăn ít, không đền bồi bởi ngày của Nghiêu Thuấn. Tâm sát rực nơi loài khác, lòng thương đặt nơi phân hình, thanh duyên nghiệp mà quả khác, nên tợ như ưu như lạc mà nghe không thương xót. Thịt đền trả chẳng phải sâm, nên không tanh dơ người ăn thấy rất ngon. Người kia đền mạng, là nhân quá khứ mà không thấy; ta kết thù mới, là quả vị lai mà có biết? Nhân quả đều mất, dao thớt đều thôi, nhưng vẫn mãi thấy giết nghe giết; tự mình giết bảo người giết, không lúc nào không. Từ bi lược trùng thương cỏ, Tăng đã không hai; lòng lành Cao Sài, Hạnh Linh, tục cũng vô nhị. Và thuyết Tiết Dụng Thời Thủ của cận Nho, lời Trung Chánh của nhà Phật, vẫn huân vào tai, rót vào tâm. Do đó đời đời cầm đũa, chưa từng động dung; trăm thứ nấu ăn, chưa từng quan niệm. Đủ các thứ hung bạo, cầm thú thuỷ tộc kêu la. Kẻ mạnh thì bắt người để giành mạng sống mong manh, kẻ yếu thì khóc thầm để lấp đầy bụng vạn dân. Người ăn rau cỏ, thì trốn trong núi rừng, thà bị thú dữ ăn thịt, cũng còn có 2/10 khả năng tránh; những kẻ ăn thịt chúng sanh, thì nuôi heo dê, đợi lúc cần đến giết thịt, không có một phần vạn khả năng tránh.
Ôi! Người xưa có nói: Sanh mang ân gì, sát mang tội gì, làm sao để đến nỗi như vậy?Nhưng như trước đã nói, thì trả báo ở Diêm cung, khác gì luật pháp? Ngày dài gấp bội, khổ gấp vạn lần, chẳng lẽ vì cái miệng mà cam chịu khổ này?
Cho dù bảo rằng không thế, còn phải giới sát ăn chay, ức chế ham muốn, quán tưởng cái đồng hình trong dị hình, cái cộng thể ngoài biệt thể. Quán niệm lâu dài, sức từ bi tự nhiên thành tựu. Do không quán tưởng thịt con, mới có phân chia người vật.
Nếu bị tâm sai khiến, càng phải phá trừ. Phong tục bạc ác, sanh con gái là giết bỏ; dân Khương và Hung Nô, sanh nam cũng giết bỏ, do thói quen lâu ngày mà đưa đến như thế, không phân biệt cốt nhục. Nhưng với thói quen bất sát, thì tuy loài vật cũng không giết, huống hồ con mình? Với thói quen giết, con mà còn giết, thì có loài nào mà không giết. Thói quen giết này, là gốc của kết nghiệp. Muốn giới sát, trước phải quán chiếu thói quen, thì tất cả thói quen tự trừ.
Về sai lầm của nhà Nho, là ẩn tâm mà cầu, thật cũng dễ hiểu. Câu “thương dân ái vật” của Mạnh Tử, có nghĩa cái ái của họ có hoãn gấp. Nếu giết thịt ăn thịt mà còn là ái, thì không khác gì câu chuyện mẹ con quỷ La-sát trong kinh Phật. Quỷ mẹ La-sát ăn thịt người, mà nói rằng: “Ta thương ngươi, ăn ngươi”. Ăn thịt mà nói rằng thương, khác hay giống với ăn thịt loài vật mà nói ái vật?
Nghĩa của trung chánh, hợp đạo là kinh, theo sự mà cầu, là đã xa đạo; huống nữa ít sát là trung, kinh điển nào nói? Bậc thức giả nghe, chỉ cười không nói. Tử Lộ chơi đàn, âm thanh nghe giết chóc, bị Khổng Tử la trách, môn nhân thôi cung kính. Từ ngày mở đất, chưa từng có vị thánh nào mang tâm sát. Nhưng tà thuyết hưng thạnh, làm cho Trung Hoa ta bế tắc. Đại Hùng thường nói: “Thời mạt pháp, ma đạo mạnh mẽ. Do sức của ma, làm cho mọi người không biết đây là tà thuyết, cũng là dễ hiểu. Nhưng đất dài vạn dặm, thời trải ngàn năm, thông minh đạt trí, không ai chẳng ngộ. Lời Phật, tin không khi dối. Ngày xưa Đào Ẩn Cư tu tiên, trải qua nhiều năm, nhưng chẳng đạt được, lòng rất nghi ngờ. Ngày nọ một người đắc tiên bay lại nói: “Thượng đế rầy anh viết “Sách Thuốc”, dùng đỉa làm thuốc, giết hại quá nhiều”. Ẩn Cư bèn ngộ, đổi dùng thuốc khác.
Sách vở nhà Nho, không may không có sự nhắc nhở của trời, nên khiến người theo thuyết ấy. Vạn vật cùng mệnh, kêu trời không nghe, chui đất không hở. Đời hiếm truyền lời dạy của thầy Mạnh, nên đâu ai thương cho con thú mất con? Bên cạnh không vua Giới Thị, ai hiểu hận thù của ba loài vật hy sinh (bò, dê, lợn). Mẹ nhìn con chết, con nhìn mẹ vong, có con thì cho con bú rồi mới chết, có con thì sắp chết vẫn cứu bào thai, nhìn mà thảm mắt, nói thì thương tâm. Lại công tử sau buổi vây bắt, tướng quân những lúc đi săn, vạn món trên mâm, ngàn vật mất đàn. Chim mái mất chồng đêm kêu ríu rít, như ôm sầu Thiên Nga; chim Trĩ cô đơn kêu tìm vợ, như tả hận của Thương Lăng. Chiêm chiêm chiếp chiếp, cô đơn thui thủi một mình, nên biết buồn vui chẳng phải chỉ loài người, mà những loài nhỏ nhít cũng thế. Ngũ thường đâu riêng ta có, vạn loài đâu phải là không. Nghĩ được như vậy, thì thói quen muôn kiếp, một niệm tiêu trừ; thói quen đã tiêu, thì không còn tâm hại; tam đồ cùng hoằng dương, loài vật cũng như con người vậy. Lại lấy đại thừa làm tâm, độ gấp mọi người. Một truyền mười, mười truyền trăm, trăm truyền ngàn, ngàn truyền vạn, truyền đến vô số. Ôi! Kia đã có quả chắc chắn phải trả, thì đây cũng có nhân chắc chắn đã tạo, lời tôi tuy khó nghe, nhưng thật đáng suy ngẫm.
Thuyết của nhà nho, bất kể khác với Khổng Mạnh; Khổng Mạnh xác thật. Nhà Phật như thế, Khổng Mạnh như kia; một bên sông Kinh, một bên sông Vị, rõ ràng tự chia. Nghiêu Võ cùng thời, người ta chắc chắn theo Nghiêu; Khổng Phật cùng sanh, sao lại không theo Phật? Vì Phật là vua ba cõi, cha muôn loài.
Xưa Mặc Tử kiêm ái, có người sỉ nhục, Mặc Tử nói: “Nay có kiêm sĩ1 ở đây, kiêm sĩ coi1 Kiêm sĩ: Những người phụng hành học thuyết kiêm ái của Mặc gia. Cha mẹ người như cha mẹ mình; coi vợ con người như vợ con mình; biệt sĩ2 thì ngược lại. Xin hỏi nếu anh đi xa, phải gửi vợ con. Vậy thì anh sẽ gửi cho kiêm sĩ, hay gửi cho biệt sĩ?” Người ấy trả lời: “Tôi gửi cho kiêm sĩ”. Mặc Tử cười nói: “Anh gửi vợ con cho kiêm sĩ, mà sỉ nhục kiêm, là sao?” Nay những người bảo sát là trung chánh, bất sát là quá đáng, cũng may mà được làm người; nếu làm cầm thú, e bị treo thân trong bếp Tuân Công3, hồn đi trong Nghệ Cấu (nguy cơ); Phục Hy đánh cá trước, Khổng Tử bắn chim sau; Thành Thang tuy nhân, vẫn bày đan lưới; Tử Dư thành ái, chưa từng nghe danh. Ngay vào lúc này, thương xót ra tay, hiện ra lập tức, chính là trượng phu vậy.
Thích Thánh Lượng Nam Tầm Cực Lạc Tự
Sự giới sát phóng sanh, thô cạn dễ thấy; lý giới sát phóng sanh, sâu sắc khó tường. Nếu không rõ cái lý sâu sắc ấy, thì cho dù có hành sự bao nhiêu, tâm ấy cũng không thể chí thành trắc ẩn, ích lợi của việc phóng sanh, cũng theo tâm lượng mà bị nhỏ bé. Nếu gặp người không biết cản trở, liền bị họ chuyển, thế làm cái thiện tâm ban đầu, lập tức tiêu diệt. Do đó không ngại nhiều lời, tuyên bày nghĩa lý. Khiến cho loài vật đều nhuận từ ân, người ta được bồi phước hựu. Dùng lòng nhân khẩn thiết, 2 Biệt sĩ: Mặc Tử chủ trương kiêm ái, gọi những người phảnđối kiêm ái là biệt sĩ.
3 Bếp Tuân Công: Tuân Công tánh xa xỉ, trong bếp luôn sơn hảo hải vị. Bếp Tuân Công chỉ cho những nhà luôn ăn sang. Diệt quả báo sát của mình của người, cùng sống dài lâu, cộng hưởng tuổi trời. Còn mong đem công đức này, hồi hướng Tây Phương, thì vĩnh viễn ra khỏi luân hồi, vượt qua ba cõi, làm đệ tử Di-đà, bạn của Bồ-tát vậy. Người đọc xin chú ý, tất cả chúng sanh, một niệm tâm tánh, vốn cùng chư Phật ba đời không khác, chỉ vì nghiệp ác nhiều đời, che đậy tâm tánh vốn sáng, không thể hiển hiện, nên mới trầm luân làm súc sanh, ngoài tìm ăn tránh chết, không biết gì cả. Thí như chiếc gương đồng, bụi bám lâu ngày, không chỉ không hiện ánh sáng, mà ngay cả thể đồng ấy, cũng không hiển hiện, giống như phế vật. Bỗng gặp người trí, biết là gương báu, đầy đủ vô biên ánh sáng, liền ngày đêm lau chùi, ban đầu lược lộ thể gương, kế dần phát ra ánh sáng. Chùi đến cực độ, thì ánh sáng vô biên, toàn thể hiển hiện. Người vô trí, mới quý trọng, coi như bảo vật. Nên biết ánh sáng, gương vốn có đủ, chẳng phải từ chùi mà được. Dù vốn có đủ, nhưng nếu không nhờ duyên lau chùi, thì kiếp này sang kiếp khác, cũng không có ngày phát sáng. Tâm tánh của tất cả chúng sanh trong sáu đường, toàn đều như vậy. Do từ vô thỉ đến nay, hoặc nghiệp che đậy, không thể hiển hiện diệu minh vốn có, mê bối chân tánh, tạo sanh tử nghiệp. Đại giác Thế tôn, biết một niệm tâm tánh của các chúng sanh, cũng Phật không khác. Do đó dùng đủ các phương tiện, tuỳ cơ thuyết pháp, dạy tu tập giới định tuệ, để đoạn hoặc nghiệp phục hồi vốn có, viên phước tuệ để chứng pháp thân. Cũng dạy mọi người phát tâm từ bi, giới sát phóng sanh. Do ta và tất cả chúng sanh, đều đang ở trong luân hồi. Từ vô thỉ đến nay sát sanh qua lại. Họ chắc chắn đã từng là cha mẹ vợ con quyến thuộc của ta, ta cũng từng là cha mẹ vợ con quyến thuộc của họ. Họ đã từng do ác nghiệp mà hoặc làm người, hoặc làm thú, bị ta giết chết; ta cũng đã từng do ác nghiệp mà hoặc làm người, hoặc làm thú, bị họ giết chết. Trải qua nhiều kiếp, sanh sát lẫn nhau, không có chỗ dừng.
Phàm phu không biết, Như Lai thấy rõ. Không nghĩ đến thì thôi, chớ nghĩ đến thì thật hổ thẹn đau thương không chịu nổi. Ta nay may nhờ phước thiện nhiều đời, sanh ra được làm người. Nhất định phải giải oan mở trói, giới sát phóng sanh. Làm cho tất cả những chúng sanh, mỗi loài được về nơi của chúng. Lại niệm Phật hồi hướng Tịnh độ cho chúng, khiến được giải thoát. Dù chúng nghiệp nặng, chưa thể vãng sanh, ta cũng nhờ công đức thiện nghiệp này, quyết mong lâm chung vãng sanh Tây Phương. Được vãng sanh rồi, tức được siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử, vĩnh viễn ra khỏi luân hồi, dần chứng quả Phật.
Lại ái vật phóng sanh, cổ thánh tiên hiền, đều từng thực hiện. Nên Thượng Thư có câu “chim thú cá rùa hàm nhược”, và Văn Vương ban ơn đến cả xương khô, huống hồ là vật có tri giác? Đến như Giản Tử thả chim gáy, Tử sản nuôi cá, Tuỳ Hầu cứu rắn, Dương Bảo cứu hoàng tước. Đây chắc chắn cái tâm đối xử bình đẳng của thánh hiền, còn không biết nghĩa xuẩn động hàm linh ấy, đều đủ tánh Phật; thăng trầm qua lại, làm oán thân nhau; và cuối cùng đều sẽ thành Phật. Đến khi Phật giáo truyền vào Trung Quốc, nhân quả ba đời, và lý Tâm, Phật, Chúng sanh bình đẳng không hai, mới hiển rõ ở đời. Đại thánh đại hiền, không ai là không lấy giới sát phóng sanh làm nền tảng vãn hồi kiếp sát vun bồi phước quả, dứt đao binh mà hưởng tuổi trời. Người xưa nói: Muốn biết nguyên nhân chiến tranh trên thế giới, chỉ cần nghe tiếng kêu thảm trong lò mổ đêm khuya.
Lại nói: Muốn được thế giới không chiến tranh, trừ phi chúng sanh không ăn thịt. Thì biết giới sát phóng sanh, chính là kế hay cứu đời bạt tận căn nguyên.
Cho nên Trí Giả đại sư, tạo hơn 60 ao phóng sanh. Xin sắc lập bia, cấm đánh bắt cá. Những ai đánh bắt trộm, bị bắt là phạt nặng. Mãi cho đến niên hiệu Trinh Quán nhà Đường, vẫn còn như thế.
Vua Đường Túc Tông, năm thứ 2 niên hiệu Càn Nguyên, chiếu chỉ các châu quận lập ao phóng sanh, sắc Nhan Chân Khanh soạn văn bia, và khắc bia. Có bia ghi rằng: Đức vua chúng ta lấy thiên hạ làm hồ, vì vậy loài thuỷ tộc được nhờ ơn, nương sức gia trì của chú Đà-la-ni, diệt tận biển khổ sanh tử. Năm Thiên Hy nguyên niên, Tống Chân Tông chiếu chỉ thiên hạ lập ao phóng sanh, và Tây Hồ ở hàng Châu, chính là ao phóng sanh thời nhà Tống.
Đại sư Liên Trì thời nhà Minh lập ao phóng sanh ở Thượng Phương, Trường Thọ. Văn giới sát phóng sanh, lưu thông thiên hạ. Đến nay hơn 300 năm, ngưỡng mộ phong thái cao vời, hàng xuất gia tại gia từ bi cứu giúp loài vật, nhiều không thể tính kể.
Có người hỏi: Cô quả đơn độc, nghèo cùng khốn khó, ở đâu cũng có, sao không cứu giúp mà lại nóng vội cứu giúp những chúng sanh chẳng có quan hệ gì với mình. Sự hoãn gấp khinh trọng ấy, chẳng phải đảo ngược sao?
Trả lời: Bạn không biết nguyên do dạy người giới sát phóng sanh của Phật. Người vật tuy khác, nhưng Phật tánh vốn một. Chúng do ác nghiệp mà sanh làm loài vật, ta nhờ thiện nghiệp được sanh làm người. Nếu không thương xót, mặc tình giết thịt, một mai hoặc ta phước hết, tội chúng trả xong, thì khó tránh khỏi đền trả trở lại, lại bị chúng ăn.
Nên biết chiến tranh, đều chiêu cảm bởi nghiệp sát đời trước. Nếu không sát nghiệp, thì cho dù có gặp giặc cướp, cũng không bị giết hại. Huống các việc như ôn dịch tai nạn nước lửa, người giới sát phóng sanh tuyệt không gặp phải. Thì biết hộ sanh, chính là hộ mình, giới sát có thể tránh được thiên sát, quỷ thần sát, đạo tặc sát, vị lai oan oan tương báo sát.
Cô quả đơn độc, nghèo cùng khốn khó, cũng nên tuỳ sức giúp đỡ, đâu phải người giới sát phóng sanh, tuyệt đối không làm những công đức này?
Những người cô quả khốn khó tuy đáng thương, nhưng chưa đến nỗi chết. Loài vật nếu không cứu kịp, chúng lập tức bị mổ xẻ chiên nấu.
Lại có người hỏi: Loài vật nhiều vô kể, cứu được bao nhiêu? Nên biết việc phóng sanh, quả thật là thiện tâm tối thắng, phát khởi đồng nhân, cứu khắp loài vật. Ý mong chúng thể hội mà thả, thương xót, không nỡ ăn thịt. Đã không ăn thịt, thì người bắt liền thôi. Mong cho tất cả các loài thuỷ lục trên khô dưới nước, tự tại bay nhảy bơi lội nơi cảnh giới của chúng, thì là không phóng mà phóng khắp, chẳng phải cái gọi là lấy thiên hạ làm hồ sao? Cho dù không thể ai cũng được vậy, nhưng một người không nỡ ăn thịt, đoạn nhân cô quả bần cùng hoạn nạn, tạo duyên sống lâu không bệnh, phú quý an lạc cha con đoàn viên, vợ chồng sống lâu trăm tuổi. Đó chính là cứu tế trước, để đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không còn gặp cô quả bần cùng, mãi hưởng phước lạc sống lâu giàu sang, chớ chẳng phải cái gọi là loài thuỷ tộc được nhờ ơn. Đâu thể thờ ơ để chúng chết. Nếu suy ngẫm kỹ, thì giới sát phóng sanh, rốt cuộc là gấp gáp vì người, chớ đâu phải gấp gáp vì vật, mà anh gọi hoãn gấp khinh trọng đảo lộn!
Ngoài Cực Lạc Tự ở Nam Tầm, trước nay có hồ phóng sanh, do bờ đê chưa xây xong, sạt lở, lại nhiều năm không vét, nên đầy bùn. Thường có người đến phóng sanh ở đây, tuy phát thiện tâm, nhưng thật chúng sanh khó được ích lợi. Sáng thả chiều lại bị bắt, hơn quá nửa là vậy. Nếu gần sông lớn, nên chèo thuyền ra giữa sông thả. Đại sư Viên Lâm, lòng không nỡ thấy bị bắt trở lại, nên tính đào một cái hồ sâu, xung quanh rào kín, để có chỗ phóng sanh, mà không bị bắt trộm, ý định ấy quả là nhân hậu. Công việc còn chưa khai công, đúng lúc ba thầy Phổ, Đà, Giác tới, vừa thấy liền chí đạo hợp nhau. Trở về giao phó hết việc chùa, và rồi buông xuống vạn duyên, chuyên tu tịnh nghiệp.
Thầy Giác thay Viên Lâm, tức muốn công trình mau thành, nhưng công trình lớn quá, một mình khó xong, nên quyết định kêu gọi hết các thiện tín rong huyện, cùng chung tay góp sức. Nhờ tôi viết lời tựa. Tôi thường đau lòng nghĩ đến sự bi thảm của sát sanh, muốn vãn hồi nhưng vô lực, nên khi được nhờ, động lòng, tôi liền mang những quả báo hiện tại vị lai của việc sát sanh phóng sanh, Phật tánh vốn đủ của ta và loài vật, cho đến sự thăng trầm lên xuống theo nghiệp, trình bày một cách vắn tắt.
Mong các đàn việt, cùng phát thiện tâm, cùng bỏ tịnh tài, để việc này sớm được thành tựu, ngõ hầu loài vật được cứu nhiều. Công đức ấy, thật vô lượng vô biên, đâu chỉ hiện đời, vạn hoạ đều được tiêu trừ, muôn điều lành đều tụ hội, mà đời vị lai những người mang ơn báo đức, cũng không biết bao nhiêu mà tính.