Chia sẻ Đường đến Hạnh phúc_114


Chia sẻ Đường Đến Hạnh Phúc (Nguyên tác: Giảng giải Đệ Tử Quy – Chủ giảng TS Thái Lễ Húc; Người chia sẻ Vô Danh Cư sĩ).
————————————————-
II- NỘI DUNG BÀI HÔM TRƯỚC (BÀI 113)

7-3. “Táng tam niên, thường bi thiết” (Tang ba năm, thường thương nhớ)

Thứ hai: Khi cha mẹ đã qua đời báo hiếu thế nào?

7-4. “Cư xứ biến, tửu nhục tuyệt” (Không vui chơi, kiêng rượu thịt)
7-5. “Táng tận lễ, tế tận thành” (Tang đủ lễ, cúng hết lòng)
7-6. “Sự tử giả, như sự sanh” (Việc người chết, như người sống)
***
Bài đọc thêm: Lời sám hối muộn màng
————————————————-
II- NỘI DUNG BÀI HÔM NAY (BÀI 114)

Ôn tập chương “Nhập tắc Hiếu”

Phần 1: Khi cha mẹ còn sống phải cư xử thế nào?

2.1. “Phụ mẫu hô, ứng vật hoãn” (Cha mẹ gọi, phải đến ngay)

1. Muốn thành tựu đạo nghiệp phải tu thân;
2. Muốn tu thân phải “Chánh tâm”;
3. Muốn “Chánh tâm” phải “Cách vật” (cách vật là phế trừ tập tánh xấu)
4. Phế trừ tập tánh xấu bắt đầu từ hiếu, kính
5. Làm thế nào để dạy trẻ hiếu kính với cha mẹ?

2-2. “Phụ mẫu mệnh, hành vật lãn” (Cha mẹ sai, chớ lười biếng)

1. Khi cha mẹ sai bảo phải làm ngay
2. Không đợi cha mẹ sai bảo, tự cảm nhận rồi làm
3. Cha mẹ cũng phải giữ chữ tín với con cái
4. Thầy cô giáo cũng phải giữ chữ tín với học sinh

2-3. “Phụ mẫu giáo, tu kính thính” (Cha mẹ dạy, phải kính nghe)

1. Cha mẹ dạy phải cung kính lắng nghe
2. Thầy (cô) giáo dạy, phải cung kính lắng nghe
3. Cấp trên nói, cũng phải cung kính lắng nghe.

2-4. “Phụ mẫu trách, tu thuận thừa” (Cha mẹ trách, phải thuận sửa)

1. Khi cha mẹ nóng giận phải nghĩ cho sức khỏe cha mẹ (vì một lần nóng giận phải mất ít nhất 3 ngày mới lấy lại được nguyên khí)
2. Phải hiểu cha mẹ đánh mắng là đổi lấy sự tiến bộ của mình
3. Phải “thuận” sửa khi bị cha mẹ trách: Đúng phải sửa ngay, trách sai cũng ko được cãi ngay lúc nào thuận tiện để cha mẹ nhận ra

3-1. “Đông tắc ôn, hạ tắc thanh” (Đông phải ấm, hạ phải mát)

1. Phải quan tâm đến tất cả nhu cầu của cha mẹ
2. Tất cả nhu cầu bao gồm những phương diện nào? Chăm sóc thân thể cho cha mẹ, chăm sóc tinh thần và chăm sóc cái chí cho ch mẹ liễu sinh tử thoát luân hồi

3-2. “Thần tắc tỉnh, hôn tắc định” (Sáng phải thăm, tối phải viếng)

3-3. “Xuất tất cáo, phản tất diện” (Đi phải thưa, về phải trình)

3-4. “Cư hữu thường, nghiệp vô biến” (Thường ổn định, chớ danh lợi, mà đổi nghề)

1. “Học nghiệp” ổn định – Là giữ quy củ trong cuộc sống
2. Sự nghiệp ổn định – Ko vì mục tiêu danh lợi mà đổi nghề
3. Gia nghiệp ổn định – Là gia đình êm ấm

4-1&2. “Sự tuy tiểu, vật thiện vi; Cẩu thiện vi, tử đạo khuy” (Việc xấu nhỏ, cũng chẳng làm; Tùy tiện làm, thì bất hiếu).

1. Cha mẹ cũng không được làm “việc xấu” dù nhỏ
2. Cảnh tỉnh trẻ những việc nào là việc xấu nhỏ: Qua đường, nước, lửa, điện, ban công
3. Phải giáo dục trẻ ngay từ nhỏ

4-3&4. “Vật tuy tiểu, vật tư tàng; Cẩu tư tàng, thân tâm thương” (Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng; Tự cất riêng, cha mẹ buồn)

1. Tài vật của người dù vật nhỏ cũng không được lấy
2. Tài vật của mình phải biết để người cùng hưởng;
3. Tài vật người cho tặng mình cũng không tham
4. Tài vật công cộng không được lấy dùng riêng

5-1. “Thân sở hiếu, lực vi cụ” (Cha mẹ thích, dốc lòng làm)

1. Đáp ứng sở thích cha mẹ thế nào cho đúng: hợp đạo, hợp nhân sinh thì đáp ứng, trái đạo, trái nhân sinh ko làm nhưng phải rất dần dần để cha mẹ nhận ra
2. Sở thích của phàm phu là gì? Danh lợi
3. Sở thích của thánh nhân là gì? Cha mẹ đều còn, anh em ko ai việc gì; Ngửa mặt lên trời không hổ cúi đầu với người ko thẹn, được dạy anh tài trong thiên hạ
4. Sở thích của cha mẹ là gì? Đáp ứng sở thích vật chất và sở thích tính thần của cha mẹ sao cho cha mẹ được lợi ích.
5. Sở thích của người thân là gì? Tăng thời gian bên người thân
******************************
Ghi chú: Các bài chia sẻ này do một nhóm đồng học phát tâm tự ghi âm tại lớp học vật chất khi Vô Danh Cư Sĩ chia sẻ nên chất lượng có thể chưa được như mong muốn. Vậy kính mong các bạn thông cảm.