Khái quát tiểu sử về Lão Pháp sư Thượng Tịnh Hạ Không

Học hàm, học vị

Giáo sư danh dự đại học Griffith và đại học Queensland, Australia.
Giáo sư thỉnh giảng đại học Nhân Dân, Trung Quốc.
Tiến sỹ danh dự đại học Griffith và đại học Queensland.
Tiến sỹ danh dự đại học Hồi giáo Syarif Hidayatullah, Indonesia.
Viện trưởng Học viện Tịnh Tông Úc Châu.
Chủ tịch trị sự Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông.

Cuộc đời và sự nghiệp

Lão pháp sư Thích Tịnh Không, là người xuất gia của Phật giáo. Tên tục là Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927 tại thị trấn Kim Ngưu huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Lên 6 tuổi bắt đầu nhập học trường Tư thục truyền thống; 9 tuổi theo cha chuyển đến Kiến Âu, Phúc Kiến sinh sống và học Tiểu học tại đó. Đến năm 13 tuổi bắt đầu học Trung học cơ sở tại Kiến Âu. Khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra, cuộc sống loạn lạc khổ ải, xin vào học tại trường Trung học Quốc lập số 3 tại Quý Châu. Sau khi kết thúc chiến tranh, học tập tại trường Trung Quốc số học đệ nhất cấp thành phố Nam Kinh. Đến năm 1949, chuyển đến Đài Loan. Bắt đầu từ năm 1952 lần lượt theo học triết học, Phật pháp và văn hóa truyền thống trong 13 năm với giáo sư Phương Đông Mỹ – nhà triết học hàng đầu, ngài Trương Gia Đại sư- lãnh tụ Phật giáo tối cao của Nội Mông và lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam – Nhà Nho giáo và Phật giáo lớn.

Là người đầu tiên khởi xướng cải chính “Phật giáo” thành “Giáo dục Phật Đà”. Ngài Dành toàn bộ sức lực để thâm nhập kinh tạng. Hoằng dương giáo dục Phật Đà và giáo dục Thánh hiền với ngôn ngữ sâu sắc mà linh hoạt. Nội dung thuyết giảng bao gồm “Kinh Hoa Nghiêm”, “Kinh Lăng Nghiêm”, “Kinh Pháp Hoa”, “Kinh Kim Cương”, “Kinh Viên Giác”, “Kinh Địa Tạng”, “Kinh Phạm Võng”, “Tịnh Độ ngũ kinh” v.v… và các thư tịch điển hình của các tông phái như Thiên Thai, Hiền Thủ (Hoa Nghiêm), Duy Thức, Thiền tông v.v…, đặc biệt dành nhiều công sức cho bộ “Kinh Vô Lượng Thọ” và cuối đời chuyên tu chuyên hoằng. Khi sinh thời, Ngài rất thích phổ biến “Quần Thư”, đôi khi cũng lưu tâm đến tư tưởng của các tôn giáo như đạo Cơ Đốc, đạo Hồi, đạo Do Thái v.v….Tiên phong trong việc Pháp sư Tịnh Không vận dụng mạng internet để dạy học và hoằng pháp qua truyền hình vệ tinh để pháp âm được phổ cập trên toàn thế giới. Trước sau không ngừng nghỉ chỉ với mong muốn kế tục sứ mạng Phật huệ, giúp cho chánh pháp được trụ thế dài lâu.

Pháp sư Tịnh Không ấn tống khối lượng lớn các đĩa DVD, thư tịch và kinh luận về các tông phái Phật giáo cùng các thư tịch cũng như các sản phẩm băng hình có liên quan đến nâng cao phẩm chất lương thiện, khôi phục tâm tính, xiển dương đạo đức, cải thiện phong khí xã hội, hoằng dương văn hóa truyền thống. Trong đó, bao gồm: 10,000 bộ “Càn Long Đại Tạng Kinh”, 112 bộ “Tứ Khố Toàn Thư”, hơn 270 bộ “Tứ Khố Hội Yếu”, 10,000 bộ “Quần Thư Trị Yếu”, 10,000 bộ “Quốc Học Trị Yếu” tặng cho các trường Đại học, thư viện và các tổ chức Phật giáo các nước trên toàn thế giới.

Pháp sư Tịnh Không đã từng đảm nhiệm giảng viên Học viện Tam Tạng – chùa Thập Phổ, Đài Bắc; giáo sư khoa Triết học Đại học Văn Hóa Trung Quốc, viện trưởng Học viện Nội học Trung Quốc. Hiện Ngài đang đảm nhiệm Viện trưởng Học viện Tịnh Tông Úc Châu, chủ tịch trị sự Hiệp hội Giáo dục Phật Đà Hồng Kông. Ngài Sáng lập ra các tổ chức như: Hội pháp thí Hoa Tạng, Thư viện nghe nhìn Phật giáo Hoa Tạng, Hội cơ kim Giáo dục Phật Đà, Học hội Tịnh Tông Hoa Tạng, Hội Phật giáo Dalas – Mỹ, Học viện Tịnh Tông Úc Châu v.v… đồng thời đã từng chỉ đạo Học hội Tịnh Tông Singapore thành lập ra “Lớp bồi dưỡng nhân tài hoằng pháp”. Ngài lần lượt vinh dự nhận được các học hàm, học vị như tiến sỹ danh dự đại học Griffith và đại học Queensland, Australia; giáo sư danh dự đại học Griffith và đại học Queensland, Australia; tiến sỹ danh dự đại học Hồi giáo Syarif Hidayatullah, Indonesia; giáo sư thỉnh giảng đại học Nhân dân Trung Quốc và được Nữ hoàng Anh trao tặng huân chương AM. Ngài được vinh danh là công dân danh dự bang Texas – Mỹ, công dân danh dự thành phố Dalas, công dân danh dự thành phố Toowoomba.

Ngài Phụng hành sứ mệnh “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” với tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi hết sức vì các hoạt động từ thiện xã hội, phục hưng văn hóa truyền thống, chấn hưng giáo dục tôn giáo, xúc tiến đoàn kết tôn giáo, thúc đẩy hòa bình thế giới; Ngài đã từng đặt chân đến khắp năm châu với sự cống hiến to lớn.

Năm 1977 Ngài đề xướng xây dựng “Từ đường trăm họ dân tộc Trung Hoa”.

Từ năm 1998, Ngài chủ trương đoàn kết 9 tôn giáo lớn của Singapore, đồng thời thúc đẩy đoàn kết tôn giáo ở Malaysia, Indonesia, Úc Châu và thu được kết quả nổi bật. Năm 2001 Ngài đến Úc Châu và thành lập Học viện Tịnh Tông Úc Châu tại thành phố Toowoomba, bồi dưỡng nhân tài hoằng hộ Phật giáo, hòa hợp láng giềng, đoàn kết tôn giáo và các dân tộc. Ngài Truyền cảm hứng cho nhân dân thành phố tự phát tâm nguyện xây dựng thành phố Toowoomba thành “Thành phố văn hóa đa nguyên kiểu mẫu”.

Từ năm 2015, tại Học viên Tịnh Tông Toowoomba – Úc Châu và chùa Cực Lạc – Đài Nam – Đài Loan đều mở các “Lớp giảng dạy đạo đức” để thúc đẩy giáo dục “Luân lý, đạo đức, nhân quả, thánh hiền” tới đại chúng toàn xã hội; làm đoan chính nhân tâm thế đạo và đạt được thành quả nổi bật. Đồng thời Học viện Tịnh Tông Úc Châu mở lớp giảng dạy đạo đức bằng tiếng Anh, với kỳ vọng nhân dân thành phố Toowoomba sẽ đến tham gia, để cùng nâng cao sự thấm nhuần đạo đức. Đồng thời, cũng sẽ thành lập “Trung tâm hoạt động văn hóa đa nguyên”, các tôn giáo đều tham gia giảng dạy, học tập tư tưởng của nhau. Thêm vào đó, sẽ thành lập “Phòng nghiên cứu tôn giáo” để bồi dưỡng nhân tài giảng dạy các tôn giáo. Sau khi trù bị đủ giáo viên, sẽ thành lập “Đại học tôn giáo Quốc tế” để tăng cường đoàn kết tôn giáo, giáo dục quay về tôn giáo, học tập lẫn nhau giữa các tôn giáo, hy vọng sẽ từ đó hóa giải mọi xung đột và thúc đẩy sự an định và hòa bình thế giới.

Năm 2001 Ngài xây dựng “Từ đường tưởng nhớ tổ tiên vạn họ dân tộc Trung Hoa” ở Hồng Kông, làm thấm nhuần tư tưởng thành – tín – trung – kính – hiếu, kế tục tư tưởng hiếu đạo, lan tỏa đạo đức, làm phong phú truyền thống, gìn giữ phong tục yêu nước, yêu hòa bình. Ngài đề xướng lấy “Đệ Tử Quy”, “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên”, “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm gốc; phục hưng văn hóa truyền thống. Đề xướng lấy ngôn ngữ chữ Hán làm ngôn ngữ chung của thế giới; xiển dương và bảo tồn văn hóa ưu tú của nhân loại, đoàn kết toàn thế giới. Ngài đã nhiều lần diện kiến nguyên thủ các nước, nhiều lần tham gia hội nghị hòa bình Quốc tế. Đề xướng thúc đẩy giáo dục “Luân lý, đạo đức, nhân quả, tôn giáo” để cứu vãn thế đạo nhân tâm. Ngài đi đầu trong việc đề xướng “Tôn giáo thế giới là một nhà”, đề nghị đoàn kết các dân tộc, đảng phái, quốc gia thông qua đoàn kết tôn giáo.

Pháp sư Tịnh Không Tích cực tuyên dương tư tưởng “Tu thân làm gốc, dạy học đứng đầu; đối xử bình đẳng, chung sống hòa thuận”. Đồng thời, Ngài đưa lý luận văn hóa truyền thống áp dụng vào thực tiễn. Năm 2005, Ngài sáng lập ra “Trung tâm giáo dục văn hóa Trung Hoa Lô Giang” tại thị trấn Thang Trì, huyện Lô Giang, tỉnh An Huy, bồi dưỡng giáo viên đi đầu trong việc thực hiện “Đệ Tử Quy” vào đời sống, sau đó áp dụng vào từng hộ dân ở nông thôn, thực hiện thân giáo để cảm hóa 48.000 người dân, nhân dân hướng thiện, xã hội hài hòa, tỷ lệ phạm tội và tỷ lệ ly hôn giảm đáng kể; chứng minh rằng con người vốn có tính thiện, nhân dân dễ cảm hóa; tạo ra phong trào hoằng dương văn hóa truyền thống trên toàn quốc.

Năm 2006 Ngài báo cáo kết quả Thang Trì tại trụ sở Khoa giáo Liên Hợp Quốc, làm cảm động đại sứ đến từ 192 đất nước, khu vực trên toàn thế giới và có niềm tin vào nền hòa bình thế giới.

Lão pháp sư Tịnh Không với tâm lượng quảng đại, nhãn quan nhìn xa trông rộng, trí huệ thấu triệt và hành trì kiên định, từ hoằng dương Phật pháp mà quảng độ giáo hóa các tôn giáo, từ đoàn kết tôn giáo mà đoàn kết nhân loại trên toàn thế giới, đúng như “Yêu thương đến toàn thế giới, thiện ý trùm khắp nhân gian”.

Với tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi; việc hội kiến lãnh tụ các nước với hội kiến tín chúng đều không có sự khác biệt, cũng như chân thành thiện chí phản biện với đối phương. Sống với phương châm nhìn thấu, buông xả, tùy duyên; mặc dù Ngài nổi tiếng khắp thế giới, nhưng cuộc sống vẫn giản dị chất phác. Niệm niệm đều không quên kế thừa tổ tiên, phát triển hậu thế, niệm niệm không quên phổ lợi chúng sinh; nguyện làm gương cho thế hệ con cháu, làm một hành giả Bồ Tát Đại Thừa.
(Theo Hiệp Hội Giáo Dục Phật Đà Hồng Kông)
***