Phải làm gì trước tình hình dịch bệnh hiện nay?

(Trích: PHÁP ÂM TUYÊN LƯU – Tập 4)
***
(Tịnh Không lão Pháp sư giảng tại Đài Nam Cực Lạc Tự ngày 21/03/2020.
Cư sĩ Diệu Hà Cẩn Dịch)
***
KÍNH HỎI:
Người Úc Châu hiện nay, bao gồm cả Chính phủ đối với việc bệnh dịch đã có sự chú trọng cao độ nên muốn thỉnh mời Sư Phụ đối với tình huống này có lời khai thị nào đặc biệt không?
TRẢ LỜI:
1. Phải hợp tác với chính phủ (1)
Làm thế nào để cứu vãn tai nạn này?
2. Chúng ta phải từ chối việc tiếp hợp đông người (2)
3. Một câu Phật hiệu không gián đoạn cầu sinh Tịnh Độ là quan trọng hơn hết
Thực tế có rất nhiều tin tức đã truyền cho chúng ta, nội dung đều là khuyến khích chúng ta cầu sinh Tịnh Độ.
Những tin tức này mặc dù không có người phát biểu bằng ngôn ngữ tiếng nói, nhưng nếu bạn quan sát tỉ mỉ có phải Ngài đang tiếp dẫn về thế giới Cực Lạc không? Chúng ta phải biết phát hiện Ngài đang đích thực đang tiếp dẫn chúng ta về Thế Giới Cực Lạc. Do đó chúng ta cần phải đem việc vãng sinh về Thế giới Cực Lạc đưa lên hàng đầu, những thứ khác đẩy lui về phía sau, như vậy mới đúng mới gọi là hợp tác.
Hãy làm gương cho mọi người xem quả nhiên có được 2 hoặc 3 người vãng sinh chúng ta liền biết đó chính là Phật A DI ĐÀ đang tiếp dẫn, đang đón người vãng sinh. Mọi người hãy tĩnh lặng xếp bằng ngồi niệm Phật và quan sát.
Phật Bồ Tát dùng phương thức gì tiếp dẫn chúng ta? Chúng ta hãy hồi tưởng lại những lần Phật đã tiếp dẫn những người mà chúng ta được nghe thấy, mà quyết tâm niệm Phật cầu vãng sinh. Niệm Phật không chướng ngại niệm Phật nghĩa là chúng ta niệm Phật, người khác cũng niệm Phật, mọi người cùng niệm Phật, không hề chướng ngại lẫn nhau, phải nỗ lực! (3)
4. Thế gian có tai nạn không nên quyến luyến ở nơi này, nhất định chuẩn bị vãng sinh!
5. Không cần thiết nói chuyện nhiều với người khác (4), khi người ta đến nói chuyện với bạn, nói chuyện không bằng niệm Phật. Điều này muốn nói rõ rằng thời gian đã cấp bách lắm rồi, không còn kịp nữa rồi! Trực tiếp đi theo đệ nhất pháp môn, pháp môn đệ nhất này chính là vãng sinh.
Ngày hôm qua chúng tôi ở đây xem lại 1 đoạn phim của cư sĩ Lưu Tố Thanh, bà đã làm tấm gương vãng sinh cho chúng ta. Chúng tôi đã xem đi xem lại nhiều lần, qua đó chúng ta học tinh thần niệm Phật, khi mệt thì ngủ nghỉ bổ sung tinh thần sau khi tỉnh thức liền tiếp tục niệm, mỏi miệng rồi thì niệm trong tâm, khi tinh thần đầy đủ rồi thì lại niệm ra tiếng. Hãy đem việc niệm Phật, một pháp môn duy nhất có thể cứu độ này mà lưu truyền rộng ra.
6. Hãy buông bỏ ý niệm xấu ác. Điều này vô cùng quan trọng, chính nó chướng ngại việc vãng sinh, oán thân trái chủ gì cũng buông bỏ hết, chỉ một câu A DI ĐÀ PHẬT. Tôi là A DI ĐÀ PHẬT, bạn cũng là A DI ĐÀ PHẬT, họ cũng là A DI ĐÀ PHẬT, mọi người cũng sinh Tây Phương Cực lạc. Phật Pháp không là gì khác duy ở chỗ khiến người chứng nhập vào thật tướng mà thôi, nói 1 cách dễ hiểu nghĩa là giúp chúng ta thật sự hiểu rõ cái tướng thật của Vũ Trụ, của đời người!
TỊNH KHÔNG
————————————–

(1) [Bạn tỷ mỷ mà quan sát, ngay câu đầu tiên cũng chính là câu quan trọng nhất, HT nói phải hợp tác với chính phủ.

Nhưng hợp tác thế nào đây? Đơn cử: Ví dụ Chính phủ yêu cầu thực hiện 5K, giãn cách, cách ly, Vacxin…thì chúng ta phải thực hiện; Nếu như bạn làm trong nghề y, công an, quân đội…thậm chí là cả các ngành nghề khác, chính phủ khuyến tấn bạn hãy vào tâm dịch để cứu người, xét nghiệm cho người, bảo vệ biên giới thì bạn ko thế nói “Tôi còn ở nhà niệm Phật cầu vãng sinh cực lạc, tôi ko làm”.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ Phật dậy bạn phải làm được 2 điều sau mới có thể vãng sinh, đó là “phát tâm bồ đề, một lòng chuyên niệm” nếu bạn chỉ 1 lòng chuyên niệm mà ko phát tâm bồ đề bạn ko thể vãng sinh. Vậy phát tâm bồ đề là gì? Về bản chất chính là “Hy sinh phụng hiến” vì người đấy. Cho nên Phật mới dạy rằng: “Chư Phật Như Lai lấy tâm đại bi làm thể, nhân vì chúng sinh mà khởi đại bi, nhân vì đại bi mà phát tâm Bồ Đề; nhân tâm Bồ Đề thành Vô thượng chánh Đẳng Chánh Giác”. Đó là chưa kể bạn phải niệm Phật thế nào mới đúng như HT dạy, chúng ta sẽ chia sẻ ở câu sau.]

(2) [Vì sao “bệnh” thành “dịch”, vì tập trung đông người nên lây nhiễm nhanh nên từ bệnh chuyển thành dịch bệnh, rồi tiếp tục thành Đại dịch, và đây cũng là điều mà chính phủ yêu cầu]

(3) [Đây chỗ này cũng rất nhiều bạn cho rằng, bỏ tất cả mọi việc để ngồi ở nhà niệm Phật đấy. Chúng ta hãy nghe HT giảng về việc niệm Phật có phải chỉ ngồi nhà hay như thế nào nhé.

Trong Tịnh độ đại kinh Khoa chú, HT có giảng: Lão HT Hải Hiền 112 tuổi vãng sanh, Ngài chính là một câu Phật hiệu niệm đến cùng, chỉ một câu Phật hiệu ngài đã niệm 92 năm. Ngài niệm thế nào mà được vãng sinh?

Người xưa có một câu nói “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Miệng niệm, tâm không niệm. Miệng là giả tướng, Phật pháp trọng thật chất không trọng hình thức, không trọng giả tướng.

Lão Hòa Thượng Hải Hiền không có cái giả tướng này. Bạn xem mỗi ngày  đều thấy ngài đang làm việc. Ngài đang trồng trọt, trồng lương thực, trồng rau cải, trồng trái cây, từ sớm làm đến chiều. “[Sao] không thấy ngài ngồi niệm Phật?”, người ta hỏi ngài như vậy. Nhưng đích thực là trong tâm của ngài niệm Phật. Làm việc không chướng ngại niệm Phật, Niệm Phật không chướng ngại làm việc. Xới đất cày ruộng là niệm Phật, cúi xuống bừa đất thì A Di Đà Phật, ngẩng đầu lên thì A Di Đà Phật, chân thật không gián đoạn, trồng rau nhổ cỏ Phật hiệu không hề gián đoạn, thậm chí buổi tối ở trong mộng đều niệm Phật.

“Một ngày không làm, một ngày không ăn”, Hòa Thượng Hải Hiền sống một ngày thì làm một ngày, Ngài làm việc rất chuyên chú, rất chăm chỉ, không trốn tránh chút khó nhọc nào. Trước một ngày vãng sanh còn đang làm việc trong ruộng, ở trong vườn rau trồng rau từ sớm đến tối. Trời tối rồi, có một số cư sĩ thấy người già, cả ngày quá khổ cực, mới nói có thể nghỉ ngơi. Ngài trả lời người nói này “tôi sắp làm xong rồi”. Làm xong rồi thì không làm nữa, ngày thứ hai thì liền vãng sanh, Ngài làm xong rồi..”

Cũng vậy, chúng ta xem thấy ở trong “Đàn Kinh”, Đại sư Huệ Năng – Tổ thứ sáu Thiền tông. Ngài ở Hoàng Mai, ở trong nhà bếp bửa củi, giã gạo, Ngài làm những công việc thô nặng này. Nếu Ngài chỉ ngồi xếp bằng quay vào vách, thì cái đạo tràng này không có cơm ăn vì Ngài giã gạo. Ngài làm gì có thời gian để ngồi thiền?

Vậy chúng ta muốn hỏi Ngài thật có toạ thiền hay không? Có! Làm việc chính là toạ thiền, đó là Ngài nói với chúng ta ý nghĩa của “tọa thiền”.

“Thiền” là ngoài không dính mắc, không dính mắc là thiền; trong không động tâm là “Tọa”.

Cho nên thân có thể động, thân một ngày từ sớm đến tối làm việc, bận rộn đến quên hết tất cả, nhưng trong lòng thì không hề có khởi tâm động niệm. Không luận làm bất cứ công việc gì, công việc có khổ hơn, công việc có nặng nề hơn, họ làm ra đều là nhẹ nhàng, đều là thứ thư thái. Vì sao họ được như vậy? Họ không dính mắc. “Toạ” ở đây là cái ý “bất động”, không phải thật bảo bạn một ngày từ sớm đến tối ngồi ở đó, bạn ngồi ở đó thì ai hầu bạn, phước báo của bạn bao lớn? Phật dạy người phước huệ song tu, bạn ngồi ở đó hưởng phước thì làm sao được? Bạn phải biết được tu phước…(Trích Vô Lượng Thọ Giảng giải – Chủ giảng Hòa Thượng Tịnh Không)]

(4) Trong bối cảnh phải giãn cách, cách ly, hoặc công việc bị gián đoạn do dịch bệnh, xin đừng nói chuyện nhiều, mà hãy dùng thời gian đấy để tĩnh tâm niệm Phật, cầu vãng sinh TPCL. Đây bạn ở nhà niệm Phật chính là chỗ này đây.